Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ a di đà kinh sớ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(阿彌陀經疏) I. A-di-đà kinh sớ, 1 quyển. Ngài Khuy Cơ đời Đường soạn, thu vào Đại Chính Tạng tập 37. Là sách chú thích kinh A-di-đà do ngài Cưu-ma- la-thập dịch. Chia làm bảy môn:1. Giải rõ thân Phật A di đà gồm báo thân và hóa thân. Bồ tát Thập địa thấy thân thụ dụng của Phật; Bồ tát dưới Thập địa và phàm phu chỉ thấy thân ứng hóa. 2. Về cõi Phật, giải rõ bốn loại: cõi Pháp tính, cõi Tự thụ dụng, cõi Tha thụ dụng, cõi Biến hóa. 3. Giải rõ nghĩa không trở lui. 4. Giải rõ tâm khen ngợi nghiêng hẳn về một bên, trích dẫn lời trong kinh Tùy Nguyện Vãng Sinh, nếu nói trong mười phương đều có Tịnh độ, thì tâm chúng sinh sẽ lơ là, không vội vã; nếu chỉ nêu rõ một cảnh Tịnh độ, thì tâm chúng sinh ân cần thiên trọng, vì thế nên chỉ khen ngợi Tịnh độ phương Tây. 5. Nói sơ lược về thể tính: Tịnh độ lấy trí duy thức của Phật và Bồ-tát làm thể. 6. Trình bày bộ loại nhiều ít, nêu rõ tông thú.7. Phân tích, giải thích nghĩa văn chính trong kinh. II. A-di-đà kinh sớ, 1 quyển. Sa môn Nguyên Hiểu người nước Tân La (Triều Tiên ngày nay) soạn, thu vào Đại Chính Tạng tập 37. Cũng là sách chú thích kinh A-di-đà bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập. Trước hết, soạn giả trình bày đại ý, bảo kinh này mang ý nghĩa lớn lao của việc đức Phật ra đời, là cửa chính yếu để vào đạo của bốn chúng Tỉ-khưu, Tỉ-khưu-ni, Ưu- bà-tắc, Ưu-bà-di, ... tai nghe tên kinh liền vào một thừa, không còn trở lui; miệng niệm danh hiệu Phật thì ra khỏi ba cõi, không quay lại nữa. Thứ đến, giải thích tông chỉ của kinh, bảo kinh này lấy vượt qua ba cõi và hai thứ trong sạch làm tông chỉ, khiến cho chúng sinh, đối với đạo vô thượng, không còn trở lui. Sau cùng, giải thích văn kinh, lấy nhiều thiện căn phúc đức nhân duyên phát tâm bồ đề trong phần Chính tông làm hạnh tu chính yếu, và lấy việc trì niệm tên hiệu Phật từ một đến bảy ngày làm hạnh tu phụ trợ, nhờ đó mà được vãng sinh.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ấn khế 印契 á á a a á a á (hoạ) á a a a!
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.