Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ a di đà ngũ thập bồ tát tượng theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(阿彌陀五十菩薩像) Cũng gọi Ngũ thông mạn-đồ-la. Là một trong những bức tranh Tịnh độ biến tướng, lấy Phật A-di-đà làm trung tâm mà vẽ tượng Phật và năm mươi vị Bồ-tát. Cứ theo Tập Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục quyển Trung của ngài Đạo Tuyên đời Đường chép, thì xưa kia, Bồ-tát Ngũ Thông ở chùa Kê-đầu-ma bên Thiên Trúc, đến thế giới Cực Lạc, xin đức Phật A-di-đà ban cho tượng của Ngài, khiến chúng sinh cõi Ta-bà nguyện sinh về Tịnh độ, nhờ vào hình tượng của Phật mà đạt được điều ước nguyện. Đức Phật bằng lòng. Khi Bồ-tát trở về, thì tượng Phật đã đến rồi, đó là trên các lá cây có hình tượng Phật và năm mươi vị Bồ tát đều ngồi trên hoa sen. Bồ tát bèn lấy những lá ấy đem về vẽ ra, truyền bá khắp gần xa. Trong năm Vĩnh Bình (58-75), Minh đế nhà Hán, nhân nằm mộng thấy Phật, mới sai sứ đi cầu pháp, đón được ngài Ca-diếp-ma-đằng v.v... về Lạc Dương. Sau đó, cháu của ngài Ma-đằng xuất gia làm Sa-môn, đem tượng Phật và năm mươi vị Bồ-tát ấy đến Trung Quốc truyền bá. Chưa bao lâu, lại mang tượng trở về Ấn Độ. Vì bức tranh này không được lưu truyền rộng lắm, thêm vào đó, từ thời Ngụy Tấn đến nay đã quá lâu, lại trải qua tai nạn diệt pháp, nên kinh tượng cũng do đó mà bị mai một. Đến đầu đời Tùy, Sa-môn Minh Hiến được ngài Đạo Trường ở Cao Tề biếu một bức tranh này, nói rõ nguồn gốc và sự trao truyền, từ đó, bức tranh được vẽ lại và lưu hành khắp trong nước. Người thợ vẽ lúc bấy giờ là Tào Trọng Đạt ở Bắc Tề chuyên vẽ bức tranh này. Các nhân sĩ đời Đường phần nhiều cũng truyền vẽ tượng này để làm tôn vị chính. Lại tranh A-di- đà Tịnh độ biến tướng được lưu truyền ở đời sau tuy nhiều, nhưng phổ thông đều cho Ngũ thông mạn-đồ-la này là xưa nhất. A-di-đà quyển trong Giác Thiền Sao do vị tăng người Nhật là Giác Thiền soạn, có chép kiểu tranh vẽ năm mươi hai thân tượng của Phật A-di-đà, nhưng đó có phải là mạn-đồ-la từ đời Đường truyền lại không, thì không có cách nào biết chắc được. [X. Pháp Uyển Châu Lâm Q.15; Đồ Tượng Sao Q.2].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

a ba la nhĩ đa a ba la nhĩ đa a ba lan đa ca quốc a ba lan đa ca quốc a bà lô cát đê xá bà la a bà lư cát dế xá bà la a bà ma a ba ma la a ba mạt lợi ca a ba mạt lợi ca
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.