Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ A Di Đà Ngũ Thập Bồ Tát tượng theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(阿彌陀五十菩薩像, Amidagojūbosatsuzō): hay còn gọi là Ngũ Thông Mạn Trà La (五通曼茶羅), một trong đồ hình biến tướng của Tịnh Độ, là bức họa đồ hình lấy đức Phật Di Đà làm trung tâm và chung quanh có 50 vị Phật, Bồ Tát khác. Căn cứ vào quyển trung của bộ Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục (神州三寳感通錄) do Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường (唐, 618-907) thâu tập có ghi rằng xưa kia Ngũ Thông Bồ Tát (五通菩薩) ở Kê Đầu Ma Tự (雞頭摩寺) xứ Thiên Trúc đến thế giới Cực Lạc cung thỉnh đức Phật A Di Đà giáng xuống tượng Phật, khiến cho chúng sanh nào ở cõi Ta Bà nguyện sanh về cõi Tịnh Độ, nhờ có hình tượng Phật mà đạt được nguyện lực của mình, nhân đó Phật hứa khả cho. Vị Bồ Tát này trở về nước thì tượng Phật kia đã đến rồi, có một đức Phật và 50 vị Bồ Tát đều ngồi tòa sen trên lá cây. Ngũ Thông Bồ Tát bèn lấy lá cây ấy đem vẽ ra và cho lưu hành rộng rãi gần xa. Trong khoảng thời gian niên hiệu Vĩnh Bình (58-75) dưới thời Hán Minh Đế, nhân nằm mộng, nhà vua bèn sai sứ sang Tây Vức cầu pháp, thỉnh được Ca Diếp Ma Đằng (s: Kāśyapamātaṅga, 迦葉摩騰, ?-73) sang Lạc Dương (洛陽), sau đó cháu ngoại của Ma Đằng xuất gia làm Sa Môn, có mang bức tượng linh thiêng này sang Trung Quốc; tuy nhiên nó không được lưu truyền rộng rãi cho lắm, vì kể từ thời Ngụy, Tấn trở đi gặp phải nạn diệt pháp, cho nên các kinh tượng theo đó mà bị thất truyền. Vào đầu thời nhà Tùy, Sa Môn Minh Hiến (明憲) may gặp được một bức tượng này từ xứ Đạo Trường (道長) của nước Cao Tề (高齊, tức Bắc Tề), bèn cho đem chép vẽ và lưu hành khắp nơi. Đương thời, Tào Trọng Vưu Thiện (曹仲尤善), họa sĩ trứ danh của Bắc Tề, là người vẽ ra bức tượng này. Từ đó, các nhân sĩ dưới thời nhà Đường cũng bắt đầu sao chép lưu truyền tượng này rất nhiều, lấy nó làm tượng thờ chính. Hơn nữa, các đồ hình biến tướng của A Di Đà Tịnh Độ cũng được lưu bố rất rộng rãi, nhưng xét cho cùng thì đồ hình Ngũ Thông Mạn Trà La này là tối cổ. Trong phần A Di Đà Quyển của bộ Giác Thiền Sao (覺禪鈔) do vị tăng Nhật Bản là Giác Thiền (覺禪, Kakuzen, 1143-?) trước tác, có đồ hình 52 thân tượng của đức Phật A Di Đà; tuy nhiên đây không phải là truyền bản đồ hình Mạn Trà La thời nhà Đường.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

âu đa la tăng âu đan đa phú lê tự âu đan đa phú lê tự Ẩu-lộ-già 嘔露迦 áy náy
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.