Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ dạ ma thiên theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(夜摩天) Trời Dạ ma. Phạm, Pàli: Yàma. Hán dịch: Thiện thời phần, Thiện thời, Thiện phần, Diệu thiện, Diệu thời phần, Diệu xướng, Xướng nhạc v.v... Là tầng trời thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục. Cũng gọi Diệm ma thiên,Viêm ma thiên, Tu viêm thiên, Li tránh thiên, Tô dạ ma thiên (Phạm, Pàli: Suyàma), Tu dạ ma thiên.Cứ theo kinh Chính pháp niệm xứ quyển 36, luận Lập thế a tì đàm quyển 6, Phật địa kinh luận quyển 5 và Tuệ uyển âm nghĩa quyển thượng chép, thì cõi trời này ánh sáng rực rỡ, không chia ngày đêm, người ở cõi trời này lúc nào cũng yên vui sung sướng không thể nghĩ bàn. Hơn nữa, theo luận Chương sở tri quyển thượng nói, thì tầng trời 33 (trời Đao lợi) thường đánh nhau với A tu la, nhưng cõi trời Dạ ma thì xa lìa sự tranh đấu, vì thế gọi là Li tránh thiên. Chúng sinh được sinh vào cõi trời này là nhờ đời trước thích tu các hạnh không giết hại, không trộm cướp, không gian dâm v.v..., tự mình giữ giới, lại khuyên người giữ giới, làm các việc lợi ích cho mình và người. Dạ ma là tầng trời đầu tiên (thấp nhất) trong các cõi trời ở trong hư không, cách cõi trời Đao lợi ở tầng trên tám vạn do tuần, gồm 32 địa: Thế lực địa, Thượng hành địa, Lâm quang minh địa, Thừa xử địa, Du hành địa v.v... Vua cõi trời Dạ ma tên là Mâu tu lâu đà, mình cao năm do tuần, cung điện của vua được đặt ở Thế lực địa. Lại có bốn núi lớn là núi Thanh tịnh, núi Vô cấu, núi Đại thanh tịnh và núi Nội tượng đều cao một vạn do tuần, cùng với các núi khác có rất nhiều hoa trời tươi đẹp, các sông hồ cũng như trăm nghìn vườn rừng bao bọc chung quanh. Sự vui sướng ở cõi trời này thù thắng hơn ở cõi trời Đao lợi. Người cõi trời Dạ ma sống lâu hai nghìn tuổi, một ngày một đêm ở đây bằng hai trăm năm ở cõi người. Cũng có việc hôn nhân trai gái lấy nhau, nhưng chỉ gần gũi hoặc ôm nhau là âm dương hòa hợp, có con theo ý muốn và từ đầu gối hóa sinh ra. Trẻ sơ sinh ở cõi trời này đã to bằng đứa bé ba, bốn tuổi ở cõi Diêm phù đề (tức cõi người). Tín ngưỡng về Dạ ma thiên vương đã bắt nguồn từ thời đại Phệ đà trở về sau. Vì cõi trời này là thế giới đầy ánh sáng và có đủ mọi sự vui sướng, cho nên từ xưa đã là nơi mà dân tộc Ấn độ mơ ước được sinh đến sau khi chết. Về sau, Dạ ma thiên vương dần dần diễn biến làm quan thẩm phán xử tội người chết mà thành là chúa loài quỉ và địa ngục với cái tên là vua Diêm ma ở tầng trời cao nhất trong hư không. Nhưng sau khi tín ngưỡng này được đưa vào Phật giáo thì vị trí của cõi trời Dạ ma được đặt vào hàng thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục. [X. kinh Trường a hàm Q.18, Q.20, Q21; kinh Chính pháp niệm xứ Q.37 đến Q.63; luận Du già sư địa Q.4, Q.5; luận Câu xá Q.11; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.6; W. Kirfel: Die Kosmographie der Inder]. (xt. Diêm Ma Vương).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

dạ dạ da bà da bà lô cát đế dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dã bàn tăng
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.