Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ hoàng môn theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(黃門) Phạm: Paịđaka. Dịch âm: Bán trạch ca, Ban tra, Ban đồ ca, Bán trạch, Bán thác ca. Dịch ý: Yêm nhân (người bị thiến, hoạn), Bất nam (bất lực). Chỉ cho người nam căn bị hư hoại. Luật Thập tụng quyển 21 và luật Tứ phần quyển 35, 59, chia Hoàng môn làm 5 loại, gọi là Ngũ chủng hoàng môn (Phạm: Paĩca paịđakà), Ngũ chủng bất năng nam, Ngũ chủng bất nam. Đó là: 1. Sinh bất năng nam, cũng gọi sinh Hoàng môn (Phạm: jàti-paịđaka): Chỉ cho người sinh ra đã không có khả năng hành dâm. 2. Bán nguyệt bất năng nam, cũng gọi Bán bất nam, Bán nguyệt hoàng môn (Phạm: Pakwa-paịđaka): Người nửa tháng có thể hành dâm, nửa tháng không thể. 3. Đố bất năng nam, cũng gọi Đố hoàng môn (Phạm: Ìrwyà-paịđaka): Chỉ cho người thấy kẻ khác hành dâm liền khởi tâm dâm. 4. Biến bất năng nam, cũng gọi Biến hoàng môn, Bão sinh hoàng môn, Tinh bất năng nam, Xúc bảo hoàng môn (Phạm: Àsak-tapràdurbhàvì-paịđaka): Chỉ cho người lúc muốn hành dâm thì bỗng nhiên mất nam căn. 5. Bệnh bất năng nam, cũng gọi Kiện bất năng nam, Kiện bất nam, Hình tàn hoàng môn (Phạm: Àpat-paịđaka): Chỉ cho người sinh ra nam căn đã bị hư nát, hoặc vì trùng cắn mà bị đứt mất nam căn. Luận Câu xá quyển 15 chia Hoàng môn làm 2 loại: Phiến sỉ (Phạm: Waịđha) và Bán trạch ca (Phạm: paịđaka). Câu xá luận quang kí quyển 3 thì giải thích thêm và nêu 5 loại Hoàng môn là: Bản tính phiến sỉ (tương đương với sinh bất năng nam), Tổn hoại phiến sỉ (tương đương với Bệnh bất năng nam), Tật đố bán trạch ca (khi thấy người khác hành dâm thì nam căn mới thình lình phát khởi), Bán nguyệt bán trạch ca (tương đương với Bán nguyệt bất năng nam) và Quán sái bán trạch ca (khi tắm rửa nam căn mới thình lình phát khởi). Còn luật Ma ha tăng kì thì có thuyết Lục chủng bất năng nam , tức là Sinh, Nại phá, Cát khước, Nhân tha, Đố và Bán nguyệt. Trong đó, Nại phá bất nam , chỉ cho vợ cả vợ lẽ đồng thời sinh con trai, vì ghen ghét lẫn nhau, nên bên này phá hư nam căn (sinh thực khí) của đứa bé bên kia ngay từ lúc còn nhỏ Cát khước bất nam , chỉ cho các Hoạn quan, Nhân tha bất nam chỉ cho người vì xúc chạm với người đối diện mà thình lình nam căn phát khởi. Giới luật qui định những loại người nói trên đây đều không được xuất gia thụ giới Cụ túc. [X. luận Đại tì bà sa Q.3; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.8; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.thượng phần 3 đoạn 1; Câu xá luận quang kí Q.15; Huyền ứng âm nghĩa Q.24].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.