Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Ðịnh Thượng Toạ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

定上座; C: dìng shàngzuò; J: jō jōza, tk. 9;
Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Lâm Tế Nghĩa Huyền. Sư nổi danh với cách dạy thần tốc, mãnh liệt như vũ bão. Thiền sư Viên Ngộ có nhắc lại cách dạy của Sư trong Bích nham lục, Công án 32.
Sư người miền Bắc, đến học với Lâm Tế và đắc pháp nơi đây. Một hôm, Sư đi trên đường gặp ba vị Thiền sư Nham Ðầu Toàn Hoát, Tuyết Phong Nghĩa Tồn và Khâm Sơn Văn Thuý. Ba vị này hỏi Sư về cách dạy môn đệ của Lâm Tế. Sư thuật lại câu chuyện sau:
»Lâm Tế dạy chúng: ›Trên khối thịt đỏ có một chân nhân không ngôi vị thường từ diện môn các ông ra vào, người chưa chứng cứ hãy xem!‹ Có vị tăng ra hỏi: ›Thế nào là chân nhân không ngôi vị?‹ Lâm Tế liền nắm đứng bảo: ›Nói! Nói!‹ Vị tăng suy nghĩ. Lâm Tế liền xô ra, nói: ›Chân nhân không ngôi vị là cái gì? Cục cứt khô!‹ Liền trở về phương trượng.«
Nham Ðầu nghe sợ le lưỡi. Khâm Sơn nói: »Sao chẳng nói phi chân nhân không ngôi vị?« Sư nắm đứng bảo: »Chân nhân không ngôi vị cùng phi chân nhân không ngôi vị cách nhau nhiều ít, nói mau! Nói mau!« Khâm Sơn không biết đáp sao, mặt mày tái mét. Nham Ðầu, Tuyết Phong đến lễ bái xin lỗi: »Vị tăng này mới học không biết phải quấy, xin Thượng toạ từ bi tha thứ.« Sư bảo: »Nếu chẳng phải hai thầy già này xin, sẽ giết con quỷ đái dưới sàng này.«

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

im bặt im ỉm im lặng im lặng cao quí im phăng phắc im thin thít In-đra-bu-ti inh ỏi inh tai ít khi
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.