Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ kệ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(偈) Thể văn vần được dùng trong kinh điển Phật giáo. Có 2 loại là Già đà (Phạm:Gàthà) và Kì da (Phạm:Geya). Hai loại này đều là Kệ tụng, nhưng ý nghĩa của chúng thì khác nhau. Già đà: Cũng gọi Cô khởi kệ, tức là phần văn vần trực tiếp chuyên chở ý nghĩa của giáo pháp, trước nó không có văn xuôi (Trường hàng), mà nếu có thì ý nghĩa cũng không liên quan gì đến phần văn vần này. Kì dạ: Cũng gọi Trùng tụng kệ, tức là phần văn vần lập lại ý nghĩa đã được trình bày trong đoạn văn xuôi ở trước. Trên đây là nói theo nghĩa rộng, nhưng trong các kinh luận cũng có những trường hợp dùng lẫn lộn 2 loại kệ tụng này. Còn nói theo nghĩa hẹp, thì Kệ là chỉ riêng cho tiếng PhạmGàthà, dịch âm là già đà, già tha, kệ đà, kệ tha; dịch ý là phúng tụng, kệ tụng, tạo tụng, cô khởi tụng, bất trùng tụng kệ, tụng, ca dao. Là 1 trong 9 thể tài, 1 trong 12 thể tài kinh điển. Ngữ cú của thể văn này gọi là Kệ ngữ. Kệ có rất nhiều loại, loại thường được dùng nhất trong kinh Phật gồm 2 hàng, 16 âm tiết(2 câu, mỗi câu 8 âm tiết), gọi là Thủ lô ca (Phạm:Zloka) hoặc gọi là Thông kệ. Một loại kệ khác thì có 2 hàng từ 22 đến 24 âm tiết(2 câu, mỗi câu 11 đến 12 âm tiết), gọi làTriwỉubh(một loại âm luật). Ngoài ra, còn có loại kệ không hạn định số âm tiết, gọi làÀryà(một loại âm luật). Dưới đây là thí dụ loại kệ Thủ lô ca, 1 hàng: Anityà bata sàmskàrà, ùtpàdàvyaya-dhàrmiịa (kí hiệuV là âm tiết ngắn, kí hiệu– là âm tiết dài). Bài kệ trên đây được dịch ra tiếng Hán có loại 4 chữ, có loại 5 chữ, mỗi loại đều có 2 câu, 2 hàng; nhìn trên hình thức thì giống như bài thơ chữ Hán, nhưng không có vận luật. Trong bài kệ dài, không hẳn là một bài kệ 2 hàng, mà thường có 1 đến 4 hàng; số âm tiết của bài kệ tiếng Phạm không quan hệ trực tiếp với số chữ trong câu kệ sau khi được dịch sang Hán văn. Ngoài ra, loại kệ Thủ lô ca thường không hạn chế sự dài ngắn của âm tiết. Còn có 1 loại kệ nữa đem chia các đoạn văn xuôi thành từng nhóm 32 âm tiết để chỉ rõ độ dài của bài văn. Chẳng hạn như 400 quyển đầu của kinh Đại bát nhã bản Hán dịch tương đương với 400 quyển của bản tiếng Phạm, gọi làThập vạn tụng Bát nhã. Trong kinh điển Hán dịch, có nhiều chỗ đề cập đến kệ tụng, nhưng đều nói khác nhau. Luận Thuận chính lí quyển 44 bảo rằng kệ có 2, 3, 4, 5, 6 câu. Luận Đại trí độ quyển 33 thì nói tất cả các loại kệ đều gọi là Kì dạ, cũng gọi là già đà, có 3, 5, 6 câu, v.v... Luận Thành thực quyển 1 cho rằng Kì dạ (kệ) có 2 loại già đà và lộ già, lộ già lại được chia làm 2 thứ là thuận phiền não và bất thuận phiền não. Già đà trong 12 thể tài kinh là thuộc về loại bất thuận phiền não. Bách luận sớ quyển thượng thì cho rằng Kệ có 2 loại, một là thông kệ, tức Thủ lô ca, gồm 32 âm tiết tiếng Phạm; hai là biệt kệ, gồm 4 câu, mỗi câu 4, 5, 6, 7 chữ. Ngoài ra, thơ và văn trong Phật giáo được gọi là Kệ biệt; Kệ là thơ, biệt là văn. [X. luận Hiển dương thánh giáo Q.6; luận Đại tì bà sa Q.126; Huyền ứng âm nghĩa Q.24; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.2 phần đầu]. (xt. Thập Nhị Bộ Kinh, Cô Khởi Kệ, Kì Dạ).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.