Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Kỳ Đà Đại Trí theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(祇陀大智, Gida Daichi, 1290-1366): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, xuất thân Trường Khi (長崎, Nagasaki), Vũ Thổ Quận (宇土郡, Udo-gun), Phì Hậu (肥後, Higo), biệt danh là Tổ Kế (祖繼, tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng đây là nhân vật khác), sinh vào năm thứ 3 (1290) niên hiệu Chánh Ứng (正應). Năm lên 7 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) ở Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji), và được thầy đặt cho tên là Tiểu Trí (小智), nhưng ông lại tự đổi thành Đại Trí (大智). Sau khi Hàn Nham qua đời, ông đến tham học với Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), Thích Vận (釋運), v.v. ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), rồi lại chuyển đến làm môn hạ của Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Đại Thừa Tự (大乘寺, Daishō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga, thuộc Ishikawa-ken [石川縣]). Nỗ lực tu tập trong vòng 7 năm, ông lãnh hội được yếu chỉ của thầy. Đến năm thứ 4 (1311) niên hiệu Diên Khánh (延慶), ông lại đến tham yết Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日) khi vị này ở tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Sau đó, ông sang Trung Quốc, tham học với một số vị tôn túc khác như Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Khi hồi hương, theo chiếu chỉ của vua Anh Tông, ông được đưa về nước bằng thuyền Trung Quốc. Nhân đó, ông làm bài kệ “vạn lý Bắc triều tuyên ngọc chiếu, Tam Sơn Đông Hải tống quy thuyền, hoàng ân chí hậu tương hà báo, nhất chú tâm hương chúc vạn niên (萬里北傳宣玉詔、三山東海送歸船、皇恩至厚將何報、一炷心香祝萬年, ngàn dặm Bắc triều tuyên chiếu ngọc, Tam Sơn Đông Hải tiễn thuyền về, ơn vua quá nặng làm sao đáp, một nén hương lòng chúc vạn năm)” để bái tạ thâm ân của nhà vua. Khi về nước, ông liền đến tham yết Oánh Sơn ngay, và cuối cùng trở thành pháp từ của Trung Phong Tố Triết (中峰素哲). Về sau, ông làm ngôi thảo am ở Làng Cát Dã (吉野郷), vùng Gia Hạ, không bao lâu thì trở thành ngôi phạm vũ với tên gọi là Sư Tử Sơn Kỳ Đà Tự (獅子山祇陀寺). Đến cuối đời, ông trở về vùng Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本縣]), sống tại Phụng Nghi Sơn Thánh Hộ Tự (鳳儀山聖護寺). Đến ngày mồng 10 tháng 12 năm thứ 21 (1366) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm thứ 5 niên hiệu Trinh Trị [貞治]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại tác phẩm Đại Trí Thiền Sư Kệ Tụng (大智禪師偈頌) 1 quyển.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.