Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ kỳ tích theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(奇迹) Trong Phật giáo, Kỳ tích(dấu vết lạ lùng) được gọi là Thần thông (Phạm: Abhijĩà, Pàli:Abhiĩĩà), Thần biến (Phạm:Fddhi, Pàli: Iddhi). Là sức tinh thần siêu việt, bất khả tư nghị do tu Thiền định mà đạt được. Phật giáo xếp loại thần thông này vào 6 thông, 3 minh. Sáu thông là: Thần túc thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông và Lậu tận thông. Trong đó, Thiên nhãn thông, Túc mệnh thông và Lậu tận thông gọi là Tam minh. Trong các đệ tử Phật, vị thần thông bậc nhất là tôn giả Mục kiền liên (Pàli: Mahà-moggallàna). Nhưng trong các thứ thần thông, đức Phật chỉ coi trọng Lậu tận thông. Có lần, tôn giả Thiện túc (Pàli: Sunakkhatta) bày tỏ sự bất bình đối với đức Phật vì Ngài không bao giờ hiển hiện thần thông, đức Phật trả lời rằng: Bất luận có thần thông hay không đều không quan trọng, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức rằng giáo pháp mà ta chỉ dạy là để giúp mọi người đạt đến mục đích diệt trừ thống khổ. Thần thông có thể chia làm 3 loại: 1. Thần thông thần biến (Phạm:Fddhipràtihàrya,Pàli:Iddhi-pàỉihàriya). 2. Ký tâm thần biến(Phạm: Adezanapràtihàrya,Pàli:Àdesana-pàỉihàriya). 3. Giáo giới thần biến (Anuzasanapràtihàrya, Pàli: Anusàsanapàỉihàriya). Cứ theo kinh Trường bộ 11 tiếngPàli, thì đức Phật cho rằng Thần thông thần biến và Ký tâm thần biến giống như huyễn hóa (màyà-sahadhamma-rùpam viya), nên cần phải trừ bỏ, chỉ chấp nhận Giáo giới thần biến. Vì Giáo giới thần biến là 1 việc làm đúng với phép tắc và đạo đức, cần phải tinh tiến tu hành thực tiễn mới có thể đạt được. Tóm lại, thần thông chỉ là tác dụng phụ trong quá trình tu hành, như bóng trong gương, trăng dưới nước, không nắm bắt được. Nếu lấy thần thông làm mục đích tu hành, thì chẳng những khó tiến lên cảnh giới giải thoát mà còn thường có nguy cơ rơi vào ma thuật (Phạm:Màyà). (xt. Tam Chủng Thị Đạo, Thị Hiện).

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Kiếp tai 劫災 Kiếp tận 劫盡 ka la sai ma thích tinh xá Ka-la-lã Ka-la-lã 柯羅邏 Ka-la-pa Ka-na Kha-la Ka-na Ðề-bà Ka-pa-la-pa kakushin
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.