Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ lý độc tính độc theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(理毒性毒) Cũng gọi Lí tính độc hại. Lí độc hay tính độc? Đây là nguyên nhân của sự tranh cãi giữa 2 phái Sơn gia và Sơn ngoại của tông Thiên thai Trung quốc. Trong Thỉnh Quan âm kinh sớ, khi giải thích đề mục: Tiêu phục độc hại đà la ni, ngài Trí khải cho rằng pháp có 2 nghĩa thể và dụng, Tiêu phục độc hại là nói rõ về lực dụng của pháp, còn Đà la ni là thuyết minh thể của pháp. Tác dụng của Tiêu phục độc hại có 3 phương diện: Sự, Hành, Lí. Sự tức các sự vật như hổ (cọp), chó sói, dao gươm..., Hành tức là Ngũ trụ địa phiền não, còn Lí là pháp giới vô ngại, vốn vô nhiễm mà nhiễm, tức là cái độc của lí tính. Về vấn đề này, ngài Trí viên thuộc phái Sơn ngoại chủ trương 2 thứ lí độc, tính độc không giống nhau, cho rằng chân như lấy vô minh làm duyên mà sinh ra các pháp, các pháp không nhiễm mà nhiễm, cho nên gọi là Lí độc. Cái độc này chẳng phải tính chân như sẵn có, vì thế Lí độc có thể diệt trừ. Còn tính độc là tính ác, không thể diệt trừ, vì vậy không nên cho tính ác tức là Lí độc. Ngài Tri lễ thuộc phái Sơn gia thì cho thuyết này là thuyết của Biệt giáo, còn Viên giáo thì thừa nhận Lí độc tức là Tính độc. Ngài Tri lễ căn cứ vào chữ tức trong tiêu đề Lí độc tức tính độc mà luận cứu, cho rằng nếu trong pháp giới mê lầm của chúng sinh không có sẵn tính nhơ nhớp của 3 chướng, mà do chịu sự huân tập biến đổi mới phát sinh 3 chướng, thì đây là nghĩa của Biệt giáo, chứ nghĩa của chữ tức không được thành lập; vì pháp giới mê lầm vốn đã có sẵn tính nhơ nhớp của 3 chướng, cho nên mới hiện 3 chướng, đến khi trở về nguồn gốc, thì cũng vẫn tự nhiên nhiễm độcv(tức tính độc), như thế mới phù hợp với nghĩa chữ tức, mới khế nhập ý chỉ của Viên giáo. [X. Thỉnh Quan âm kinh sớ xiển nghĩa sao Q.1; Thích thỉnh Quan âm sớ trung tiêu phục tam dụng trong Tứ minh tôn giả giáo hành lục Q.2; Thiên thai giáo học sử].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

la la la la la la la la la bà la bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.