Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ phật giáo phạm ngữ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(佛教梵語) Chỉ cho loại tiếng Phạm (Sanskrit) đặc biệt được sử dụng trong kinh điển Phật giáo. Về văn pháp, hình dạng chữ, cách phát âm của loại tiếng Phạm đặc thù này đều khác với tiếng Phạm cổ điển (Classical Sanskrit) do các nhà văn pháp cổ điển như Ba nhĩ ni qui định, xác lập. Vì ý nghĩa, cách sử dụng và ngữ vựng đặc thù của loại tiếng Phạm này không được thấy trong các văn hiến của hệ thống Bà la môn chính thống, cho nên các học giả cận đại đặcbiệt gọi nó là Phật giáo Phạm ngữ (Buddhist Sanskrit). Ông Franklin Edgerton, học giả người Mĩ thời gần đây, thì gọi nó là Phật giáo hỗn hợp Phạm ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit). Ngôn ngữ Ấn độ được sử dụng trong các kinh điển Phật giáo có thể được chia làm 3 loại: 1. Tiếng Phạm tiêu chuẩn: Được sử dụng trong các thi phẩm của bồ tát Mã minh (Phạm: Azvaghowa). 2. Tiếng Ấn độ ở thời kì giữa (Middle Indic): Tiếng Phạm Phệ đà (Vedic Sanskrit) đã bị tục ngữ hóa và phương ngôn hóa, được gọi chung là tiếng Pràkrita hay Pràkrit, đối lại với tiếng Ấn độ ngày nay. Loại tiếng Phạm này bao gồm tiếng Pàli và các ngôn ngữ khác. Tiếng Pàlilà ngôn ngữ quan trọng vẫn còn trong Thánh điển của Phật giáo Nam truyền hiện nay. Miền Tây và miền Trung Ấn độ đều sử dụng tiếng Pràkrita. Pràkrita vốn là phương ngôn của vùng Tây bắc Ấn độ. Thủa xưa, khi nói pháp, đức Phật thường dùng tục ngữ của các địa phương, đến đời sau, các vị đệ tử Phật cũng dùng thứ ngôn ngữ mà Phật đã nói để ghi chép tư tưởng và giáo pháp của Ngài. 3. Tiếng Phạm Phật giáo: Ngôn ngữ được sử dụng trong các văn hiến của Phật giáo phương bắc. Đây là tiếng Phạm căn cứ vào phương ngôn của miền Bắc Ấn độ, rồi xen lẫn tiếng Phạm,Pàli và các phương ngôn khác mà phát triển thành 1 loại ngôn ngữ tông giáo đặc thù của giáo đoàn Phật giáo, chứ không phải loại ngôn ngữ thông thường dùng hàng ngày. Căn cứ vào trình tự của khuynh hướng Phạm ngữ hóa trên đây mà nhận xét, người ta thấy kinh điển Phật giáo ở thời kì đầu phần nhiều sử dụng tục ngữ, về sau, theo sự biến thiên của thời đại mà dần dần Phạm ngữ hóa, cho đến thời kì sau thì ngoài những thuật ngữ đặc biệt ra, còn tất cả đã hoàn toàn trở thành Phạm ngữ cổ điển. Học giả Franklin Edgerton đem những văn hiến Phật giáo hiện còn, dựa theo trình tự Phạm ngữ hóa mà chia những tác phẩm tiếng Phạm làm 3 thời kì như sau: 1. Thời kì thứ nhất: Các tác phẩm sử dụng cả văn vần lẫn văn xuôi, những tác phẩm của thời kì này vẫn còn giữđược sắc thái rất đậm đà của ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa. 2. Thời kì thứ hai: a) Bộ phận văn vần, thành phần ngôn ngữ Ấn độ thời kì giữa tương đối còn nhiều. b) Bộ phận văn xuôi thì nhiều thành phần Phạm ngữ hóa. Trong ngữ vựng, dụng ngữ phổ thông cho đến những thành phần có thể được xem là tiếng Phạm của Phật giáo cũng có rất nhiều. 3. Thời kì thứ ba: Văn vần, văn xuôi; trên cơ bản, đều được viết bằng Phạm ngữ cổ điển, nhưng trong ngữ vựng thì khá nhiều tiếng Phạm Phật giáo.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Pa-cha-ri-pa Pa-li pabbata padumuttara pali ngữ Pan-ka-ja-pa panga Pāṇini paramartha passi
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.