Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ quả theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(果) Phạm: Phala. Hán âm: Phả la. Vốn chỉ cho trái cây, sau được chuyển dụng để chỉ cho kết quả do nhân sinh ra. Bởi vì tất cả pháp hữu vi là trước sau nối nhau, cho nên đối lại với nhân ở trước thì pháp sinh ra sau gọi là quả. Lại như Trạch diệt tuy là pháp vô vi, nhưng do đạo lực là nhân chứng đắc, nên cũng gọi là quả. Còn hư không và Phi trạch diệt đều không có nhân đối đãi ở trước, mà cũng chẳng có pháp sinh ra ở sau, cho nên đều thuộc pháp phi quả. Về chủng loại của quả thì Hữu bộ Tiểu thừa (luận Đại tì bà sa quyển 21, luận Câu xá quyển 6) và tông Duy thức Đại thừa (luận Thành duy thức quyển 8) chia làm 5 loại như sau: 1. Đẳng lưu quả: Tất cả quả thiện do nhân thiện sinh ra, hoặc tất cả quả ác từ nhân ác sinh, đều có cùng 1 tính chất với nhân, cho nên gọi là Đẳng lưu quả. Cũng gọi là Tập quả, Tập khí quả. 2. Dị thục quả: Quả do nhân nghiệp thiện, bất thiện, tức quả vô kí (chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện) do nhân dị thục sinh ra, gọi là Dị thục quả. Là quả báo do tính chất khác nhau của nhân sinh ra, cũng gọi là Báo quả. 3. Sĩ dụng quả: Quả do nhân Câu hữu và nhân Tương ứng sinh ra. Tức là quả do lực dụng của nhân tạo thành, như những sự nghiệp (quả) được thành tựu nhờ sức (nhân) của cùng một nhóm người (sĩ phu), là nhân quả đồng thời. 4. Tăng thượng quả: Quả không bị chướng ngại mà còn được sức trợ giúp thêm cho sinh ra. Tức ngoài nhân Năng tác chính ra, còn nhờ tất cả pháp hữu vi khác làm nhân Năng tác trợ giúp để thành tựu quả. Quả của nhân Năng tác tức là quả Tăng thượng. Bốn quả trên gọi là quả Hữu vi, vì đều thuộc phạm vi pháp hữu vi. 5. Li hệ quả: Quả vô vi. Li hệ là lìa khỏi sự trói buộc của phiền não. Li hệ quả là chỉ cho Trạch diệt và Niết bàn. Lại theo luận Đại tì bà sa quyển 121 thì các Luận sư nước Kiện đà la lập thuyết 9 quả, tức ngoài 5 quả nêu trên còn thêm 4 quả sau đây: 1. An lập quả: Chỉ cho quả dựa vào pháp khác mà được an lập, như dựa vào phong luân mà có thủy luân, dựa vào thủy luân mà có kim luân, dựa vào kim luân mà có đại địa (đất liền), dựa vào đại địa mà có hữu tình, phi tình... 2. Gia hạnh quả: Chỉ cho quả nhờ tu hành mà được, như nhờ sức gia hạnh quán các pháp bất tịnh... mà phát sinh trí vô lậu. 3. Hòa hợp quả: Chỉ cho quả do các nhân hòa hợp mà sinh ra, như nhãn căn và sắc hòa hợp mà sinh ra nhãn thức, ý và pháp hòa hợp mà sinh ra ý thức... 4. Tu tập quả: Chỉ cho quả do tu tập Thánh đạo mà sinh ra. Lại như Thập lực, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp, Tự tại thần lực... của đức Phật đều là kết quả nhờ tu hành mà được, nên cũng gọi là Quả lực.Trong kinh điển Phật, chữ quả có nhiều hàm nghĩa và cách dùng, chẳng hạn nói theo nghĩa tương ứng tương báo thì nhân thiện sinh ra quả thiện, nhân ác sinh ra quả ác; quả báo khổ gọi là quả khổ, quả báo vui gọi là quả vui. Nói theo sự quan hệ hiện tại, vị lai đối đãi, thì thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ... là 5 quả thuộc hiện tại; trái lại, sinh, lão tử là 2 quả thuộc vị lai. Ngoài ra, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, gọi là 4 quả Sa môn; quả Độc giác gọi là Độc giác quả; quả Phật gọi là Phật quả, Diệu quả, Vô thượng quả; quả đức của Phật tròn đủ không khuyết, gọi là quả Mãn, quả Cực; trí tuệ của Phật chứng được, gọi là quả Trí; quả Phật có đầy đủ công đức gọi là quả Đức; nếu dùng sự sâu rộng của biển cả để ví dụ cho quả đức thì gọi là quả Hải; quả Phật của Đại thừa và quả A la hán của Tiểu thừa đều là quả cao tột, gọi là Cực quả. Thể tính của quả, gọi là quả Thể; tướng trạng của quả, gọi là quả Tướng; lực dụng của quả, gọi là quả Dụng; đối lại với Nhân phần gọi là Quả phần; đối lại với Nhân địa gọi là Quả địa... [X. kinh Bồ tát địa trì Q.3; luận Phẩm loại túc Q.6; Đại thừa nghĩa chương Q.3, phần đầu; Thành duy thức luận thuật kí Q.8, phần đầu].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

quá ác qua bản tiệp Quả báo quả báo quả báo quả báo quả báo quả báo ba đời Quả báo thức quả báo tứ tướng
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.