Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Ra-ma-na Ma-ha-ri-shi theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

S: ramana mahāṛṣi [mahārishi]; 1879-1950, »Ma-ha-ri-shi« là một danh hiệu, dịch nghĩa là Ðại Thấu Thị (大透視), một vị đã nhìn thấu suốt vạn sự;
Một trong những Bậc giác ngộ Ấn Ðộ vĩ đại nhất của thế kỉ này. Năm lên 17 tuổi, Sư tự ngộ được bản tính thanh tịnh – không có sự hướng dẫn của một vị thầy nào – và từ đó luôn luôn sống với sự trực nhận rằng, bản thể và tuyệt đối là một không hai. Sau nhiều năm ẩn cư, tịnh khẩu tại núi A-ru-na-cha-la (arunācala) miền Nam ấn, Sư chấm dứt sự im lặng và trả lời những câu hỏi của những người mộ Ðạo từ bốn phương.
Sư không theo một hệ thống tôn giáo, triết lí nào, chỉ an nhiên trả lời theo kinh nghiệm Bất nhị (s: advaita) đã tự ngộ nhập được. Sư chẳng lưu lại bút tích gì; »Giáo lí« của Sư chỉ là những buổi vấn đáp với những người tầm đạo, được các môn đệ ghi lại và những bài dạy, những bài kệ ngắn gọn. Phương pháp giảng dạy của Sư rất đơn giản: Không đi vòng quanh, rườm rà mà chỉ thẳng vào tự tính thanh tịnh và hướng dẫn người tham vấn trên con đường đến nơi ấy bằng cách tự vấn rằng, »Ta là ai?«
Hỏi: »Thưa Ngài, con là ai? Làm sao con đạt giải thoát?«. M.: »Bằng cách tự nghiên cứu liên tục ›Ta là ai?‹ Ông sẽ tự nhận ra chính mình và đạt giải thoát.«
Hỏi: »Con là ai?« M.: »Cái Chân ngã hoặc Tự tính không phải là thân này, cũng chẳng phải năm giác quan thông thường hoặc cơ quan hoạt động. Thần thức hoặc chân khí (s: prāṇa) không phải là nó, cũng như trạng thái ngủ say không mộng, khi người ta không còn nhận thức được gì.«
Hỏi: »Nếu con không phải là tất cả những gì nêu trên, vậy con là gì?« M.: »Nếu ông đã loại bỏ được tất cả chúng nó và có thể tự bảo rằng ›Chúng không phải là ta‹ thì cái duy nhất còn sót lại là Chân ngã và đó là Thức (s: vijñāna).«
Hỏi: »Ðặc tính của Thức này là gì?« M.: »Nó là ›Sat-Cit-Ānanda‹ [nghĩa là Chân lí – Nhận thức tuyệt đối – A-nan-đà]; trong đó, khái niệm tự ngã biệt tích, không còn một dấu vết. Nó được gọi là ›Tịch tịnh‹ (s: mouna) hoặc ›Ðại ngã‹ (s: ātman) hay Tự tính. Nó là cái duy nhất có thật. Nếu bộ ba ›Thế giới-Ngã-Thượng đế‹ còn được xem là ba thành phần cá biệt thì đó vẫn chỉ là Ảo ảnh (s: māyā).«
Các lời dạy của Sư được những người mộ đạo trên thế giới hâm mộ, quý trọng bởi vì chúng vượt qua mọi giới hạn tôn giáo thông thường, gây nguồn cảm hứng vô tận cho người đọc.
Sư sinh tại Ti-ru-chu-li (tiruculi), Ta-mil Na-đu (tamil nadu), miền Nam Ấn Ðộ, được cha mẹ đặt tên là Ven-ka-ta-rā-man – gọi tắt là Ra-ma-na. Năm lên 17, Sư bỗng dưng trực cảm được kinh nghiệm »chết« (Tử) và ngay lúc đó, Sư tự nhận được: »Thân của ta chết, nhưng Thức không bị vướng mắc bởi tử thần. Như vậy là: ›Ngã‹ chính là Thức bất tử. – Tất cả những kinh nghiệm này không phải là kết quả của tư duy: Chúng đến với ta như một sự thật mãnh liệt, một sự thật mà ta đã tự trực nhận, hầu như không dùng đến tư duy. ›Ngã‹ là một sự thật, là sự thật duy nhất của trạng thái bấy giờ. Tất cả những hoạt động tự giác liên quan đến thân của ta đều được dẫn vào cái ›Ngã‹ này. Từ giờ phút đó, cái ›Ngã‹ hoặc ›Tự tính‹ này đòi hỏi với một sức thu hút lạ kì sự chú tâm tuyệt đối của ta. Cái tâm sợ chết của ta đã bị tiêu huỷ hoàn toàn. Từ lúc này trở đi, ta hoàn toàn chìm lắng trong ›Tự tính.‹«
Sau kinh nghiệm này Sư chẳng còn chú tâm đến những việc thế tục và sau đó rời nhà để đến núi A-ru-na-cha-la, một ngọn núi mà Sư đã nghe qua danh. Nơi đây, Sư ban đầu ẩn cư trong một góc tối tăm tại một ngôi đình dưới chân A-ru-na-cha-la, sau đó trong nhiều hang động trên núi. Trong thời gian hoà nhập mình vào tự tính, Sư quên lãng chính mình, để côn trùng tuỳ tiện huỷ hại thân thể. Khi bà mẹ đến khuyên Sư trở về, Sư cũng không mở miệng nói gì, làm ra vẻ như không thấy sự hiện diện của bà. Khi các người hâm mộ xung quanh khẩn thiết yêu cầu Sư trả lời bà mẹ tuyệt vọng, Sư chỉ viết vài chữ trên giấy: »Ðịnh mệnh tương ưng với Nghiệp quả đang chín trong đời này (s: prārab-dha-karma). Sự việc nào không nên xảy ra, sẽ không xảy ra, dù mẹ muốn thế nào đi nữa. Việc nào nên xảy ra, nó sẽ xảy ra, cho dù mẹ muốn ngăn cản nó xảy ra thế nào đi nữa. Ðó là một sự việc chắc chắn. Hành động hay nhất là sự im lặng.«
Sau một thời gian, Sư phá vỡ bức tường im lặng, bắt đầu trả lời những người đang trên đường tìm về tự tính. Học chúng sau đến rất đông, trong đó có những học giả, triết gia, Du-già sư nổi danh như Yo-ga-nan-đa (s: yogānanda), P. Brunton và W. Y. Ewans-Wentz. Học chúng sau thành lập một Già-lam (s: āśrama) tại Ti-ru-van-nā-ma-lai ở chân núi A-ru-na-cha-la, và đây, vào năm 1950, Sư nhập Ðại định (s: mahāsamādhi). Trước khi nhập diệt, Sư bảo các môn đệ rằng: »Người ta bảo rằng, ta sẽ chết. Nhưng ta chẳng đi. Ta nên đi đâu? Ta ở đây!«

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

rác rắc rối rách rách bươm rải rải hoa rakkhita răm rắp rầm rập rầm rì
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.