Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ Sa Di theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌): cách xưng hô của Phật Giáo đối với người xuất gia trên 7 tuổi và chưa đủ 20 tuổi, là một trong 5 chúng đệ tử của đức Phật, chỉ cho những người đã thọ 10 giới, chưa thọ giới Cụ Túc. Âm dịch Phạn ngữ là Thất La Ma Noa Lạc Ca (室羅摩拏洛迦), Thất La Mạt Ni La (室羅末尼羅), Thất La Ma Noa (室羅摩拏); ý dịch là Cầu Tịch (求寂), Pháp Công (法公), Tức Ác (息惡), Tức Từ (息慈), Cần Sách (勤策); tức có nghĩa là dừng lại các điều ác, thực hành từ bi, tìm cầu sự yên vui, vắng lặng. Người nữ xuất gia thì gọi là Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼). Ma Ha Tăng Kỳ Luật (s: Mahāsaṅghavinaya, 摩訶僧祇律) quyển 29 dựa vào tuổi tác mà phân biệt Sa Di thành 3 hạng khác nhau:
(1) Khu Ô Sa Di (驅烏沙彌, Sa Di Đuổi Quạ), tuổi trong phạm vi từ 7 đến 13, nghĩa là người có năng lực đuổi chim quạ ngoài đồng.
(2) Ứng Pháp Sa Di (應法沙彌), tuổi từ 14 đến 19, tức là những vị Sa Di không bao lâu nữa có thể tham dự sinh hoạt xuất gia.
(3) Danh Tự Sa Di (名字沙彌), tuổi đã quá 20 trở lên mà vẫn chưa thọ giới Cụ Túc, nhưng vẫn còn hình thức Sa Di.
Giới điều vị Sa Di lãnh thọ được gọi là Cần Sách Luật Nghi (勤策律儀), gồm 10 giới:
(1) Không sát sanh;
(2) Không trộm cắp;
(3) Không tà dâm;
(4) Không vọng ngữ;
(5) Không uống rượu;
(6) Không nằm ngồi giường cao rộng lớn;
(7) Không mang vong hoa thơm hay dùng hương thơm xoa mình;
(8) Không ca múa, hòa tấu, đi xem nghe;
(9) Không ăn phi thời;
(10) Không nắm giữ vàng bạc, báu vật.
Như trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú (沙彌律儀要略增註, CBETA No. 1118) quyển Thượng có giải thích rằng: “Phạn ngữ Sa Di, thử vân Tức Từ, vị tức ác hành từ, tức thế nhiễm nhi từ tế chúng sanh dã; diệc vân Cần Sách, diệc vân Cầu Tịch (梵語沙彌、此云息慈、謂息惡行慈、息世染而慈濟眾生也、亦云勤策、亦云求寂, tiếng Phạn Sa Di, Tàu dịch là Tức Từ, nghĩa là chấm dứt điều ác và thực hành từ bi, chấm dứt sự ô nhiễm thế tục và thương xót cứu độ chúng sanh; còn gọi là Cần Sách, còn gọi là Cầu Tịch).”

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

sa sa sa sa sa bà sa bà sa bà sa bà bà sa bà bà sa bà bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.