Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ sương vệ theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(厢衛) Gọi đủ: Giáp môn sương vệ. Cũng gọi Sương Khúc. Chỉ cho chỗ thần hộ vệ ở, canh giữ 2 bên cửa thông trong Mạn đồ la Mật giáo. Đại Nhật kinh nghĩa thích diễn mật sao quyển 6 giải thích Giáp môn sương vệ như sau: Giáp là giữ gìn; Sương là chỗ quanh 2 bên đông tây của cửa; Vệ là hộ vệ. Tức là đặt chỗ hộ vệ 2 bên cửa để phòng ngừa việc ma tà. Ngoài ra, 4 phíacủa 3 lớp mạn đồ la đều có đặt cửa, nhưng chỉ mở 1 cửa phía tây, các cửa còn lại thì dùng dây kim cương giăng ngang. Sương vệ phía nam của cửa thông đặt Ưu a tốn na giữ cửa, phía bắc đặt Tốn na giữ cửa, phía nam của viện thứ 2 đặt Long vương Nan đà, phía bắc đặt Long vương Bạt nan đà, phía nam và phía bắc của viện gần giữa đặt 2 vị thần giữ cửa hướng vào nhau (Bất khả việt và Tương hướng). Mạn đồ la do A Xà Lê Thiện vô úy truyền chỉ đặt 1 cửa ở phương tây, các phương khác không đặt. Sương vệ ở 2 bên cửa thông làm thành hình chữ đột (.. ) hoặc hình chữ á (.. ), mỗi góc đặt cọc kim cương. Tức là lấy 1 phương của Sương vệ mà nói là hình (.. ), đặt 6 cọc, 2 phương hợp lại thì là hình (.. ), cộng chung là 12 cọc. Trong Đại Nhật kinh sớ quyển 6 có nói rộng về phân lượng của số cọc, cửa và sương vệ. Diễn mật sao căn cứ vào đây mà vẽ vị trí của 3 lớp mạn đồ la giáp môn (như hình vẽ), khuyên tròn trong hình vẽ biểu thị vị trí của những cọc kim cương. Trong Mạn Đồ La Thai tạng giới hiện nay, trừ phương đông của viện Ngoại Kim Cương bộ, 3 phươngtây, nam,bắc, mỗi nơi đặt 1 cửa, mỗi cửa đặt Sương vệ canh giữ; viện Thích ca và việnVăn Thù ở phương đông, mỗi viện đặt 1 cửa, ở chính giữa đặt vị Chủ tôn, nhưng chỉ vẽ Điểu cư môn (Phạn: Toraịa) để tượng trưng cho cửa chứ không làm Sương vệ. [X. Đại nhật kinh sớ diễn áo sao Q.18; Mạn đồ la chi nghiên cứu (Mai vĩ Tường vân)].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

sa sa sa sa sa bà sa bà sa bà sa bà bà sa bà bà sa bà bà
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.