Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ tà chấp theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(邪執) Cũng gọi Tha, Đa sa. Chỉ cho chữ (tsa), 1 trong 42 chữ cái Tất đàm. Luận Đại trí độ quyển 48 (Đại 25, 409 thượng) nói: Nếu nghe chữ Ta thì biết tất cả pháp không có tướng bỏn sẻn, không có tướng bố thí; mạt ta la, Trung quốc dịch là bỏn sẻn. Vì tiếng PhạmMàtsarya(Hán âm: Mạt ta la), nghĩa là bỏn sẻn, ghen ghét, trong đó bao hàm chữTa(tsa), cho nên có thuyết này.Ngoài ra, về chữTa, các kinh còn nêu ra nhiều nghĩa. Như kinh Quang tán bát nhã quyển 7 nêu nghĩa Tận diệt, kinh Phóng quang bát nhã quyển 4 nêu nghĩa Tử vong, kinh Đại bát nhã quyển 53 và kinh Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni quyển 3 thì nêu nghĩa Mạnh mẽ, còn kinh Hoa nghiêm quyển 76 (bản dịch mới) thì nêu nghĩa: Tu hành tiến vào tất cả biển công đức.[X. phần Tứ thập nhị tự quán môn trong phẩmNhập pháp giới, kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm; Tuệ lâm âm nghĩa Q.2]. Cũng gọi Dật sa, Dã sa, Duệ sa, Di sa, Xà, Sa. Chỉ cho chữ (ysa), 1 trong 42 chữ cái Tất đàm. Luận Đại trí độ quyển 48 cho rằng: Khi nghe chữ Ta này thì biết ngay chữ Ta là không, biết các pháp cũng là không. Kinh Đại bát nhã quyển 415 cho rằng vào cửa chữ Dật sa thì ngộ tính tướng già suy của tất cả pháp là bất khả đắc. [X. phần Tứ thập nhị tự quán môn, phẩm Nhập pháp giới, kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm; kinh Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni Q.3; Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.89]. (xt. Tất Đàm). Giữ vững kiến giải bất chính. Tà chấp phần nhiều chỉ cho ác kiến của ngoại đạo, cái thấy biết của họ đều sinh khởi từ ngã, nếu lìa ngã kiến thì không có tất cả tà chấp. Trong Phật pháp, vọng chấp các pháp là thực có hoặc là đoạn diệt, hoặc không nương vào thánh giáo, hoặc cứ theo ý riêng của mình mà hiểu lầm Phật pháp... cũng gọi là Tà chấp. Vì như thế là không thấu suốt nghĩa của chính pháp, do chính pháp mà khởi tà chấp, ngã kiến, cho nên không khác với ngoại đạo. Luận Phật tính quyển 2 (Đại 31, 797 trung) nói: Có kẻ tăng thượng mạn, khởi kiến chấp không, (...) cho rằng tất cả hữu vô thảy đều là không, chấp không như thế thì chẳng có gì cả, mà đã chẳng có gì cả thì đạo lí nhân quả nhị đế cũng không; vì lỗi chấp không này nên rơi vào tà vô. Kẻ chấp như vậy, do không mà sinh khởi, cho nên trở thành tà chấp. Luận Du già sư địa quyển 57 nêu ra 6 thứ tà chấp, đó là: 1. Y chỉ tà chấp. 2. Tự tính tự tại đẳng bất bình đẳng nhân tà chấp. 3. Năng trì y chỉ ngã tà chấp. 4. Bỉ tử sinh chuyển tà chấp. 5. Bỉ tịnh bất tịnh phương tiện tà chấp. 6. Bỉ ái phi ái cảnh giới thụ dụng chủ tể tà chấp. Còn luận Hiển dương thánh giáo quyển 16 thì nêu 5 thứ tà chấp là: Chúng sinh tà chấp, Pháp tà chấp, Tổn giảm tà chấp, Sai biệt tà chấp và Biến dị tà chấp. [X. kinh Diệu pháp thánh niệm xứ Q.3; kinh Đại thừa đại tập địa tạng thập luân Q.5; Thập địa kinh luận Q.1; luận Tam vô tính Q.thượng; Đại thừa khởi tín luận nghĩa sớ Q.hạ].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tà dâm tà dâm tà dâm tà dâm tà dâm giới tà dâm giới tà dục tả dược ta già la ta già la long vương
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.