Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/01/2013, 18:44 PM

Tự do ngôn luận về tôn giáo và tinh thần học thuật

Những danh nhân như đức Trần Hưng Đạo, ngài Huỳnh Phú Sổ và Phật Thích Ca … có cần chúng ta, những môn đồ chưa xứng đáng, đứng ra ồn ào bênh vực che chở uy tín của các Ngài không? Uy tín của các Ngài như thế nào sử sách và nhân loại đã biết

Sự kiện Luận văn "Thực chất của đạo Hòa Hảo" xảy ra đã lâu, về việc này Hội đồng Điều hành học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh mới đây đã có công văn gửi Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với sự việc vô cùng đáng tiếc - ngoài ý muốn này.

Tuy nhiên, thời gian qua có một số cá nhân, trang mạng đã đăng một số bài viết cố tình xuyên tạc, kích động chia rẽ với dụng ý xấu về sự cố gói gọn trong Đề tài của một tăng sinh cách đây đã trên 10 năm.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí…là những quyền cơ bản mà con người có quyền hưởng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã ghi. Điều đó muốn nói rằng bất cứ người nào, cá nhân theo tôn giáo nào có quyền viết phê bình (thuận hoặc nghịch) về một nhân vật nào, một tôn giáo nào, một học thuyết nào, một tác phẩm nào mà không ai có quyền cấm đoán hoặc khủng bố.

Nếu người phê bình đúng, thì tác phẩm của người ấy được những lời khen và sự kính trọng của độc giả và có thể trở nên bestseller (bán chạy nhất) và có thể kiếm tiền triệu mỹ kim. Viết sai, muôn đời bị chê trách. Do đó, ai ai cũng muốn viết đúng đến mức tối đa để tránh cho mình một vết nhơ trong lịch sử.

Cũng thế, với quyền tự do ngôn luận, hoặc bất cứ ai, đều có quyền phản biện tăng sinh Thích Thiện Huệ, nhưng với thái độ và ngôn từ học thuật.

Phản biện là cần thiết, nhưng phản biện với thái độ “ăn thua đủ”, phản biện theo kiểu chọc gậy bánh xe, gây chia rẽ thì đã không còn thích hợp.

Trong thập niên 1970, Giáo sư Nguyễn Văn Trung, Khoa trưởng đại học Văn khoa Sài gòn, trong luận án tiến sĩ Thần học bảo vệ tại Institut Supérieur de Philosophie, Đại học Louvain, Belgique (trí thức Sài Gòn, nhất là ngành triết, và liên quan tới Công giáo, rất nhiều người xuất thân từ Louvain) tên là La Conception Bouddhique du Devenir, Nam Sơn in năm 1962, tác giả đã viết sai lầm vô số, và bị triết gia Phạm Công Thiện phê bình bằng một cuốn sách nhỏ (đúng ra là một bài viết cỡ 30 trang) mang tên “Phê bình luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Văn Trung”, không rõ viết và phát hành lần đầu năm nào nhưng được một nhóm Phật tử Huế tái bản thành cuốn sách nhỏ in mùa hè năm 1973, tạo nên một không khí sôi nỗi trong học giới và sinh viên thanh niên thời bấy giờ. Nhưng hai vị vẫn gặp gở uống cafe với nhau chứ đâu có tâm tình “thánh chiến” hay kêu gọi này, kêu gọi nọ...

Năm 1995 Giáo Hoàng Jean Paul II, trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” mà nguyên bản là tiếng Ý (với hai bản dịch được phổ biến rộng rải nhất bằng Pháp ngữ, Entrez Dans l’Espérance, và Anh ngữ, Crossing The Threshold of Hope) ông đã nhận định sai lầm về Phật Giáo, liền bị giới Phật tử phản biện qua sách báo, với thái độ “kỉnh nhơn nhơn thường tương kỉnh” chứ đâu phải để “Thánh chiến” với nhau.

Qua các mùa bầu cử tại Mỹ, nhất là bầu cử Tổng thống, ứng cử viên của hai đảng đối lập, Cộng hòa và Dân chủ, công kích nhau kịch liệt, nhưng sau khi bầu phiếu, hai ứng cử viên ấy, người thua cũng tỏ lòng cảm ơn người thắng và chúc nhau những điền tốt đẹp chứ đâu phải tiếp tục “ăn thua” đủ với nhau hoặc tạo ra “thánh chiến” chia rẽ tôn giáo.

Những danh nhân như đức Trần Hưng Đạo, ngài Huỳnh Phú Sổ và Phật Thích Ca … có cần chúng ta, những môn đồ chưa xứng đáng, đứng ra ồn ào bênh vực che chở uy tín của các Ngài không? Uy tín của các Ngài như thế nào sử sách và nhân loại đã biết, đã ghi vào sử xanh. Đức Trần Hưng Đạo cũng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới bầu chọn là 2 trong 25 danh tướng của cả thế giới, và Phật Thích Ca cũng được Liên Hiệp Quốc, một tổ chức thế giá nhất thế giới, bầu chọn là bậc vĩ nhân văn hóa và hòa bình của nhân loại.

Thế nhưng mấy năm trước đây (1999?) một công ty làm quần lót cho đàn bà đã in hình Phật trên đó, thử hỏi giới Phật Tử có cần “Thánh chiến” với họ không? Họ tưởng in tượng Phật như vậy là hàng bán chạy, nhưng ngược lại bị thua lỗ phải dẹp tiệm.

Trong cuốn “Phép giảng 8 ngày” Linh mục Đắc Lộ, gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” giới Phật tử cũng không vì thế mà “Thánh chiến” với tôn giáo bạn.

Một vài dẫn chứng, để cho chúng ta, dù theo tôn giáo nào cũng luôn ý thức mình có quyền; quyền tự do ngôn luận, trao đổi học thuật và quyền được phản biện trên tinh thần học thuật với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhận định sai, không đúng về một sự kiện, vấn đề nào đó.

Thật vậy, quan niệm sai lầm với ý nghĩ là phụng sự Chúa nên đã có hơn tám cuộc cái gọi là “Thánh chiến”, và các tòa hình án giết những người khác quan điểm và khác tín ngưỡng với mình đã bị nhân loại lên án và các hành động giả man, bất công ấy đã cáo chung. Vì Chúa không cần ai phụng sự Người bằng cách ấy, nếu Chúa thật sự tốt.

Thái độ, có hàm ý hăm dọa hoặc nhân sự kiện trên để công kích, nếu có, cũng cần được nghiêm chỉnh đánh giá dưới ánh sáng sự thật và luật pháp.

Nhà vật lý học lừng danh Galileo Galilei phát biểu quả đất xoay quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời xoay quanh quả đất như trong Thánh kinh, nên ông bị Giáo hội La Mã giết. Thái độ như thế, hoặc tương tự như thế, nay đã chìm trong quá khứ.

Một lần nữa, qua sự kiện "Thực chất của đạo Hòa Hảo" mọi người có quyền tranh biện những gì viết sai về PGHH của tăng sinh Thích Thiện Huệ. Nhưng sẽ không tốt khi qua sự kiện đó để kích động, đặt điều kiện, hăm dọa là không thích hợp cho nhân loại và pháp luật của thế giới tân tiến ngày nay.



Bùi Kha
California 12.2012


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm