Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/07/2022, 08:21 AM

Tự giác rồi hãy giác tha!

Chúng sanh luôn tìm những thứ tương ưng với tâm thức của mình mà chăm bồi, nuôi dưỡng và hướng về. Rồi những thứ đó tạo thành cảnh giới tương ưng chi phối cuộc đời chính họ. Nếu biết để im cho duyên pháp vận hành cũng là cách giúp cho mỗi người học bài học tiến hoá vậy.

Môi trường sống của loài cá là nước, môi trường sống của chim là bầu trời, môi trường sống của những con sùng là phân dơ ẩm ướt...nếu bảo rằng vì tình yêu thương nên bắt cá bỏ vào chậu, bắt chim bỏ vào lồng, đem con sùng ra khỏi đống ẩm thấp...rồi chăm sóc hằng ngày cho chúng được bình an và tiến hóa thì đó là việc làm từ bi mà thiếu trí tuệ.

Cũng vậy, tuy chân giáo pháp có thể giúp con người ra khỏi si mê lầm lạc nhưng nếu không biết căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người mà cứ đem giáo pháp truyền trao, bảo họ tu dưỡng hoặc giúp đỡ nhằm thay đổi điều này, điều kia...chẳng khác nào bắt cá vào chậu, bắt chim vào lồng, bắt con sùng ra khỏi đống phân ẩm ướt...Điều đó chỉ làm cho chúng bị trói buộc, bức bách và khổ đau.

Có những người, tuy mang thân người nhưng định nghiệp của họ là súc sanh mới tiến hóa nên thiện căn rất kém, có người nhiều nghi ngờ, oán trách. Có người thì căn tánh A-tu-la thọ sanh nên háu chiến háu thắng, có người thì ngạ quỷ trá hình nên tham lam, luôn đói khát và không bao giờ được thoả mãn...Chúng ta không thể đem cái Thấy, Biết của Người, Trời, Bồ Tát, Phật....để đặt vào tâm thức đang vận hành trong họ. Nên đôi khi, biết im lặng đúng lúc, đặt sự việc đúng nơi, để chúng sanh tự sinh trưởng và tự tiến hoá trong chính môi trường và tâm thức của chúng mới là tình thương yêu bình đẳng.

Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát

Một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Từ Bi, không phải là mang tất cả điều mình hiểu, thứ mình có để giúp người mà phải biết điều gì thực sự là giúp cho họ được an vui lâu dài. Mỗi loài có môi trường, cảnh giới tâm thức và thức ăn của riêng mình. Tâm hồn con người cũng thế, mỗi căn cơ phước nghiệp có những nhu cầu bình an và hạnh phúc khác nhau.

Chúng sanh luôn tìm những thứ tương ưng với tâm thức của mình mà chăm bồi, nuôi dưỡng và hướng về. Rồi những thứ đó tạo thành cảnh giới tương ưng chi phối cuộc đời chính họ. Nếu biết để im cho duyên pháp vận hành cũng là cách giúp cho mỗi người học bài học tiến hoá vậy.

Một con sâu muốn hoá bướm phải tự thoát ra khỏi cái kén của mình. Một con nòng nọc muốn lên bờ phải tự đứt đuôi để thành ếch. Một con gà muốn bước ra khỏi cái trứng để thấy được thế giới bên ngoài phải tự làm bể cái vỏ bọc đang giam hảm mình.Cũng vậy, một người muốn tiến hoá tâm thức, thì phải biết ra khỏi bản ngã của mình mới có cơ hội thấy được bầu trời bao la của đạo.

Bên này là trời sáng

Bên kia là bóng đêm

Trời đất chẳng bớt thêm

Chỉ theo duyên mà hiện

Người sinh ra ác, thiện

Do bản ngã, dục tham

Theo tập quán lầm than

Tạo thành dòng sinh nghiệp!

Đôi khi nên thấy, biết

Để pháp tự vận hành

Ai cứu được chúng sanh

Ngoài tự người thức tỉnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm