Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/09/2017, 07:57 AM

Tu là buông xả

Xả là không chấp công mình giúp người. Xả là không nhớ và mong mỏi người mình giúp đền ơn mình. Và, người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn. Buông xả như thế rất tích cực chứ không tiêu cực, quý vị nên tu tập như vậy không bị mâu thuẫn.

HỎI: Thưa thầy, con đọc kinh thấy Phật dạy tu là phải buông xả tất cả. Nhưng khi tâm trí buông xả thì ảnh hưởng đến nhân tình và sinh hoạt hằng ngày không tốt. Còn nếu nhiệt tình tích cực làm việc thì ảnh hưởng đến tâm trí, tâm trí chao động khó thanh tịnh. Con muốn tu tâm trí được an tịnh mà việc làm vẫn tích cực. Vậy con phải tu như thế nào xin thầy chỉ dạy?

ĐÁP: Câu hỏi này là câu hỏi thiết yếu và thực tế của người tu hành, nhất là người phật tử tại gia còn làm việc trong xã hội. Tôi dạy tăng ni và phật tử tu, cũng dạy buông xả mà buông xả tích cực chứ không phải buông xả tiêu cực. Nghĩa là làm tất cả mà không chấp vào việc làm của mình, đó là buông xả tích cực. Còn làm cái gì dính cái nấy, hoặc sợ quá nên bỏ, đó là buông xả tiêu cực. Ví dụ sáng quý vị đi làm công tác xã hội, giúp cho người tàn tật, nghèo đói, bệnh hoạn được no ấm an vui, ai cần là giúp, việc gì cũng làm, làm tích cực suốt ngày. Làm xong, chiều về nhà quý vị tắm rửa, ăn uống rồi đi tụng kinh, ngồi thiền.

Mọi việc làm trong ngày buông hết không nghĩ đến, ngủ dậy sáng đi làm nữa, làm xong buông hết không nhớ không nghĩ tới, cứ thế mà làm và tu thì tâm trí không động, việc làm vẫn tích cực. Còn nếu sáng đi làm, chiều về nhớ mình làm việc này cho người này, việc kia cho người kia, người này tên A, người kia tên B, ghi vào sổ để mai mốt kể công kể ơn với họ. Nếu người nào quên ơn thì mình buồn trách, làm như thế là làm vì danh, tâm bị động chưa biết buông xả. Đó là hành động buông xả và không buông xả bên ngoài.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đối với nội tâm, chúng ta luôn luôn phải buông xả, mà buông xả không phải không làm. Tôi nói niệm khởi phải buông. Song, buông không cho nghĩ gì hết sao? Chỗ này quý vị phải lưu ý thật kỹ để ứng dụng tu, kẻo thực hành sai. Ví dụ sáng thức dậy thấy có những việc đáng làm, chúng ta khởi niệm khoảng ba phút hoặc năm phút để sắp xếp. Sau khi sắp xếp xong bắt đầu thực hành, từ đó niệm khởi cứ buông, chỉ làm thôi chứ không suy nghĩ. Như vậy buông xả vọng niệm không trở ngại công việc đang làm. Như thế, làm việc mà vẫn tu được không trở ngại.

Còn nếu sáng thức dậy vừa nghĩ làm việc gì liền buông bỏ không cho nghĩ, thì không sắp xếp và cũng không làm được việc gì. Buông xả như thế là buông xả tiêu cực, rốt cuộc chỉ ngồi không, không làm được gì cả. Vì khởi nghĩ là phải bỏ, không cho nghĩ thì biết làm gì đây?

Chúng ta phải hiểu cho rõ chỗ này. Xả là không chấp công mình giúp người. Xả là không nhớ và mong mỏi người mình giúp đền ơn mình. Và, người tu Thiền xả là luôn luôn để cho tâm thanh tịnh, khi làm việc chỉ biết làm việc, hoàn toàn làm chủ mình, không để tạp niệm xen lẫn. Buông xả như thế rất tích cực chứ không tiêu cực, quý vị nên tu tập như vậy không bị mâu thuẫn.

Hòa thượng Thích Thanh Từ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm