Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/10/2016, 15:59 PM

Từ thiện là giúp họ tự đi bằng đôi chân của mình

Lũ lụt đã đi qua, nhưng sự tranh cãi về việc từ thiện và từ thiện đúng dường như vẫn chưa có hồi kết.

Kính gửi những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, những tổ chức từ thiện đang ngày đêm cống hiến công sức, tiền bạc của mình cho những người kém may mắn.

Trước tiên, cảm ơn các anh, các chị đã duy trì tốt truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách mà dân tộc ta đã xây dựng bao lâu nay. Đúng là trong một xã hội vô cảm, những tấm lòng như anh chị là đáng quý vô cùng.

Thoạt đầu, tôi cũng là người có một “trái tim khá ấm”, muốn giúp đỡ tất cả những người kém may mắn hơn mình, muốn chia sẻ với họ những khó khăn, giúp đỡ họ bất cứ lúc nào khi có thể.
MC Phan Anh trong chuyến từ thiện ở miền Trung. Ảnh: Internet. 
Tôi đã làm theo đúng những gì trái tim mách bảo. Sẵn sàng bớt chút tiền ăn sáng, gửi người ăn xin 5.000, 10.000 đồng, sẵn sàng mua kẹo cho những ông bà cụ già hay lũ trẻ lang thang với giá gấp ba, gấp bốn lần giá thị trường. Tôi sẵn sàng tham gia rất nhiều nhóm tình nguyện lên những vùng sâu vùng xa, những nơi bị bão lũ để tận tay trao cho họ tấm lòng của bà con miền xuôi. Nhưng có lẽ, càng chia sẻ nhiều, càng tiếp xúc nhiều, tôi càng thấy hướng giúp đỡ của mình là sai.

Các anh, các chị có thể quy chiếu từ câu chuyện nhỏ: Bố thí cho người ăn xin hay mua giúp phong kẹo cho người già, trẻ em lang thang, cơ nhỡ… mà suy ra câu chuyện lớn – chuyện từ thiện ở một địa phương nào đó. Đương nhiên, những người với tấm lòng Bồ tát, khi bố thí cho kẻ khác thì người ấy luôn mong muốn đối phương sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhưng sự thật là càng bố thí nhiều, những số phận bất hạnh lại càng mọc lên nhiều như nấm với đủ các biến thể của khổ đau. Người thì muốn thoát nghèo, lên thành phố làm ăn nhưng bị “bùng” tiền, người bị tai nạn lao động, nhiễm trùng lở loét đến vài năm vẫn chưa khỏi (mà vẫn không ảnh hướng đến tính mạng), người lại giả câm giả điếc, giả tâm thần nhớ nhớ quên quên... Rồi kéo theo đó là công nghệ “chăn ăn mày” để kiếm tiền của những kẻ biết cách lợi dụng lòng tốt của người khác.

Quy chiếu sang câu chuyện lớn, rất nhiều hộ gia đình cứ muốn được nghèo, hộ nghèo thì quyết mãi nghèo, "nghèo bền vững" để được hưởng trợ cấp của nhà nước. Đó là chuyện không hề mới cũng chẳng có gì lạ. Chắc anh chị cũng biết.

Để nói về thiên tai thì chắc chắn nước ta không thể bằng Nhật Bản. Nhưng sau những trận thiên tai là gì? Với người Nhật thì sau đó là tự trọng, là sự tự đứng lên, tự phục hồi những vết thương do bão tố gây ra để rồi lại hiên ngang, kiên cường như chưa có gì xảy ra. Còn ở nước mình, mỗi lần thiên tai là một lần tranh cãi, phiền phức. Để rồi sau đó, người dân những nơi thiên tai càng “nhếch nhác” hơn khi họ có lí do từ thiên nhiên để tự cho mình quyền “chờ sung”. Hay từ đó, tính cách con người lại tha hóa khi những thứ vật chất không phải do lao động mà ra làm mờ mắt họ. Người sinh tham lam, người sinh ích kỉ, người lại lười biếng, người thì dối trá...

Tôi từng đến một trường tiểu học ở vùng miền núi phía Bắc. Sau khi khảo sát địa điểm, nhóm tình nguyện của chúng tôi đề xuất với ban giám hiệu của trường cho chúng tôi được gia cố thêm công trình phụ, bếp ăn, một số lớp học với sự đầu tư 100% từ công sức đến tiền của. Nhưng lạ kì, họ từ chối. Lòng vòng một lúc thì họ muốn nhận tiền và tự làm. Đem chuyện đó kể với một số người dân quanh vùng, người ta cũng thật thà mà bảo rằng nếu xây trường khang trang lên thì khó xin được trợ cấp của nhà nước cũng như của những mạnh thường quân khác?!

Từ đó, tôi “giã từ” sự nghiệp “hảo tâm” của mình.

Tôi chỉ kể một câu chuyện nhỏ như thế và gửi đến các anh chị. Tôi viết bức thư này đương nhiên không phải cổ xúy cho căn bệnh vô cảm. Mà cái tôi muốn truyền đạt đến đó chính là các anh, các chị hãy xem xét lại cách thức “giúp đỡ” của mình, đừng để họ phải sống dưới những bóng sung nhiều quả.

Hãy để họ tự đứng lên và đi lại bằng đôi chân của mình. Có thế, họ mới có thể chạy và chạm tay vào cuộc sống tự chủ và dư dả về kinh tế. Còn mãi "bưng" họ trên lưng mình thì rồi đôi chân của họ cũng dần liệt và họ chẳng bao giờ tự đứng lên được nữa đâu!

Mạnh Thường
Nguồn:http://www.nguoiduatin.vn/dung-tu-thien-hay-de-ho-tu-di-len-bang-doi-chan-cua-minh-a303969.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm