Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tụng Kinh Phật giáo bằng tiếng Việt nhu cầu cấp thiết

Chắc chắn rằng từ lâu bạn đọc là Tăng, Ni Phật tử đã nghe được, đọc được những lời yêu cầu, những câu chuyện thể hiện nhu cầu của chính giới Phật giáo về nhu cầu cần có kinh tụng hoàn toàn bằng tiếng Việt để có thể hiểu nghĩa.

Báo Giác Ngộ số 671 (8/2/2012) đã loan một tin vui: Sắp ấn hành kinh Nhật tụng do GHPGVN biên soạn và đây sẽ là một bản kinh nhật tụng thuần việt (hoàn toàn bằng tiếng Việt).

Việc này đáp ứng sự mong mỏi bấy lâu nay của Tăng Ni Phật tử, muốn có một bản kinh Nhật tụng thống nhất, hoàn toàn tiếng Việt, để việc hiểu nghĩa từ việc tụng đọc là điều đương nhiên, không gặp trở ngại như hiện nay.

Chắc chắn rằng từ lâu bạn đọc là Tăng, Ni Phật tử đã nghe được, đọc được những lời yêu cầu, những câu chuyện thể hiện nhu cầu của chính giới Phật giáo về nhu cầu cần có kinh tụng hoàn toàn bằng tiếng Việt để có thể hiểu nghĩa.

Bài viết này ghi nhận câu chuyện lại từ tín đồ… một tôn giáo khác, nhưng cũng thể hiện nhu cầu về một bản kinh tụng tiếng Việt đối với đạo Phật, phục vụ cho chính người theo đạo Phật.

Người viết bài này có dịp vào một quán ăn trong bối cảnh gần bên là một đám tang. Địa điểm diễn ra câu chuyện là khu Ông Tạ (ngã ba Phạm Văn Hai – Cách Mạng Tháng 8), nơi có đa số dân cư là tín đồ một tôn giáo khác không phải Phật giáo. Trong khi đó tang lễ được cử hành theo nghi thức Phật giáo, tụng kinh cầu siêu A Di Đà chữ Hán.

Một đám đông những người theo tôn giáo khác không phải đạo Phật đi phúng viếng đám tang do gặp lúc tụng kinh nên tập họp lại trong quán. Khi tiếng tụng kinh vọng qua, có người nhận xét:

-    Tôi lắng nghe tiếng đọc kinh, nhưng không nghe được gì cả!

-    Nghe được, nhưng không hiểu được, vì bằng tiếng gì ấy, có lúc hình như là tiếng Ấn Độ.

Một người nêu câu hỏi:

-    Sao bên Phật không đọc kinh tiếng Việt cho mọi người hiểu tất như bên mình nhỉ?

Người khác trả lời:

-    Tiếng Việt đấy chứ, nhưng mà tiếng Việt đời xưa, nên nghe được mà không hiểu gì hết, giống như nói chữ Nho trong hát bội.

Có người lại nói:

-    Tôi thì nghe được đôi chút, ở chỗ “bà già đá ra, bà già đá vô”.

Có người phản ứng:

-    Thôi đừng giỡn, đám tang mà.

Giọng cũ cãi lại:

-    Thì nghe được chỗ nào nói chỗ đó!

Cứ như thế đám người lắng nghe rồi bình luận tiếp. Theo tôi, họ nói thật tình, không trêu ghẹo, châm chọc, cũng không biết tôi là người theo đạo Phật đang lắng nghe họ. Mọi người đều xác định là không hiểu, không biết tại sao lại “đọc kinh mọi người không thể hiểu được như thế” và muốn hiểu xem kinh nói gì…

Tôi nghe họ nói chuyện bình luận việc tụng kinh, nghe kinh mà lấy làm buồn cho Phật giáo Việt Nam.

Tôn giáo mà họ theo dường như vẫn còn bị xem là xa lạ, cách biệt với văn hóa Việt. Ấy vậy mà, bây giờ họ nhìn việc tụng kinh của Phật giáo Việt Nam một cách xa lạ, khó hiểu, bằng tiếng nước ngoài, không như “kinh bên mình tiếng Việt cứ mà hiểu tất”.

Từ sự ái ngại dành cho Phật giáo Việt Nam như thế, tôi cảm thấy nhu cầu về một bản kinh tụng hoàn toàn tiếng Việt, kinh tụng đọc là mọi người “hiểu tất” cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng cũng nghe nói bản kinh đang được tích cực ráo riết biên soạn, xúc tiến, tôi kiên nhẫn chờ đợi, để đến nay nghe được tin vui.

Tôi nghĩ rằng, khi kể lại câu chuyện không vui trên, thì lòng biết ơn đối với các vị tôn đức chỉ đạo, tổ chức và trực tiếp biên soạn thực hiện in ấn quyển kinh Nhật tụng tiếng Việt sẽ thêm phần ý nghĩa và giá trị quyển kinh Nhật tụng tiếng Việt sẽ càng được khẳng định.


Minh Thạnh
Nguồn: Phật tử Việt Nam
Tiêu đề do phatgiao.org.vn sửa lại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Phật pháp và cuộc sống 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm