Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/11/2015, 10:47 AM

Tưởng niệm ngày mất của cư sĩ Steve Jobs

Tư tưởng Thiền Phật giáo đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của cư sĩ Steve Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Cư sĩ Steve Jobs là đồng sáng lập viên, Chủ tịch, và cựu TGĐ điều hành của hãng Apple, một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.

Cuộc hành hương đến Ấn Độ vào năm 1974 đã khơi dậy trong cư sĩ Steve Jobs những mối quan tâm đến Phật giáo. Sự quan tâm này sau đó cư sĩ Steve Jobs đã trở thành một vị thiền sinh thực tập Thiền định cho đến cuối cuộc đời.

Tư tưởng Thiền mà cư sĩ Steve Jobs tiếp nhận và công phu tu tập tham thiền khi còn trai trẻ đã để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Ngộ lý “Tâm như hư không vô sở hữu” cốt lõi của Thiền, lý giải mối quan hệ giữa tính không (emptiness) và hình tướng (form), hay làm thế nào mà sự trống rỗng hình thành nên vật thể. Hãy lấy chiếc nhẫn làm ví dụ, điều gì khiến cho vật này có ý nghĩa? Câu trả lời là chính khoảng không gian trống rỗng mà vòng kim loại chứa đựng chứ không phải bản thân vòng kim loại đó. Đây cũng là bí mật trong triết lý thiết kế sản phẩm của Steve Jobs. Nhờ đó, sản phẩm của Apple đã đạt đến sự tiện giản đến mức gần như trống rỗng. Apple sẵn sàng loại bỏ tất cả chi tiết, nút bấm không cần thiết để sản phẩm của mình sở hữu “những khoảng trống đầy ý nghĩa”, tạo nên sức hút khó cưỡng lại đối với người sử dụng.
 
Cư sĩ Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 (3/2/Ất Mùi), tại thành phố San Francisco, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Phụ thân là cụ ông Abdulfattah Jandali, một sinh viên đại học người Syria, sau này là giáo sư khoa học chính trị, Hiền mẫu là cụ Bà Joanne Simpson, một sinh viên đại học người Mỹ, sau này trở thành nhà ngôn ngữ học.

Dưỡng phụ (bố nuôi) là cụ ông Paul Reinhold Jobs (1922–1993), dưỡng mẫu (mẹ nuôi) là cụ bà Clara Jobs (1924–1986). Gia đình có hai anh em, cư sĩ Steve Jobs là anh cả và cô em gái tên là  Mona Simpson, tiểu thuyết gia nổi tiếng.

Cư sĩ Steve Jobs theo học trường Trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Sau giờ học, cư sĩ Steve Jobs thường đến công ty Hewlett - Packard tại Palo Alto, California. Cư sĩ Steve Jobs được thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè. 

Năm 1972 (Nhâm Tý), cư sĩ Steve Jobs tốt nghiệp Trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 Đại học Mỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ, ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Cư sĩ Steve Jobs đành phải bỏ học sau chỉ một học kỳ bán niên (semester) vì học phí Đại học tư quá cao, cư sĩ Steve Jobs vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại ngôi đền Hare Krishna. Sau này cư sĩ Steve Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng dự lớp học Thư pháp riêng lẻ đó tại đại học thì Mac sẽ không bao giờ có nhiều kiểu chữ hay phông chữ có tỷ lệ cân xứng như vậy."
 
Mùa thu năm 1974 (Giáp Dần), cư sĩ Steve Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi họp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak, và làm kỹ sư cho hãng Atari, một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi hành hương tâm linh Ấn Độ.

Cư sĩ Steve Jobs cùng một người bạn là Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed (sau này là nhân viên đầu tiên của Apple), vân du đó đây lang thang khắp Ấn Độ để tìm kiếm sự “khai tâm mở trí”, với hy vọng vị minh sư bí ẩn Neem Karoli Baba Maharaj-ji (1900-11/09/1973), nhưng không may bởi vị minh sư bí ẩn này đã viên tịch.

Không tìm được sự giác ngộ tâm linh như mong muốn, cư sĩ Steve Jobs trở về California cạo trọc đầu trong trang phục của một nhà sư. Cư sĩ Steve Jobs thực tập tham thiền tại nhà (Ảnh được chụp năm 19820). Trở về Mỹ, cư sĩ Steve Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos (Thiền Tào Động (Soto Zen) cổ đại) ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa, người về sau được cư sĩ Steve Jobs mời làm “cố vấn tâm linh” cho công ty phần mềm NeXT.
 
Cư sĩ Steve Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nolan Bushnell, nhà sáng lập Atari, cho biết Atari trả 100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy. Do không hứng thú và cũng không có nhiều kinh nghiệm về thiết kế mạch điện, cư sĩ Steve Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi số tiền thưởng nếu Mozniak có thể giảm đến mức thấp nhất số lượng chip.

Vượt quá sự mong đợi của Atari, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50, một thiết kế quá nhẹ khiến cho nó không thể tái sản xuất trên một dây chuyền lắp ráp. Vào thời điểm đó, cư sĩ Steve Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000 USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.

Năm 1976 (Bính Thìn), sau 3 năm tầm sư học đạo, cư sĩ Steve Jobs 21 tuổi cùng người bạn cũng bỏ học đại học như mình là Steve Wozniak 26 tuổi đồng sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Cư sĩ Steve Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I. 

Năm 1977 (Đinh Tỵ) Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. 

Năm 1980 (Canh Thân) Cư sĩ Steve Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả nghìn nhân viên khắp toàn cầu.
 
Cư sĩ Steve Jobs muốn một người cùng quản lý công ty Apple cùng mình nên đã thuyết phục giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó là John Sculley: "Ông có muốn dùng cả đời mình bán thứ nước có đường đó hay muốn có cơ hội thay đổi thế giới?". 

Năm 1983 (Quý Hợi), John Sculley thay thế cư sĩ Steve Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn và hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley. Cư sĩ Steve Jobs từ bỏ công ty, nhưng trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy tính cá nhân Macintosh.

Trong cùng thời điểm, cư sĩ Steve Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer. Cũng như Apple Lisa, máy trạm NeXT ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên phần lớn chúng bị ngành công nghiệp đào thải do chi phí cao không cho phép chúng trở nên phổ biến. Mặc dù trong số những người có đủ khả năng mua được, máy trạm NeXT nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ vì những điểm mạnh kỹ thuật của nó, đứng đầu trong số đó là hệ thống phát triển phần mềm hướng đối tượng được cài đặt bên trong.

Cư sĩ Steve Jobs bán ra sản phẩm NeXt cho những người trong lĩnh vực học thuật và khoa học vì tính công nghệ mới sáng tạo và thực nghiệm mà nó tích hợp, bao gồm kernel (phần mềm, ứng dụng ở mức thấp trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng) Mach, chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số và cổng Ethernet.

Cư sĩ Steve Jobs bày tỏ rằng NeXTcube là một máy tính "tương tác – giao tiếp thông minh", Cư sĩ Steve Jobs tin rằng chiếc máy này là bước tiếp theo sau máy tính "cá nhân". Điều này có nghĩa là, nếu máy tính có thể cho phép con người dễ dàng giao tiếp và cộng tác với nhau, nó sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề mà máy tính "cá nhân" phải đối mặt.

Trong thời kỳ mà thư điện tử mà con người gửi cho nhau thường là những đoạn văn bản đơn thuần, Cư sĩ Steve Jobs muốn giới thiệu hệ thống thư điện tử của NeXT, với tên gọi NeXTMail, như một ví dụ cho triết lý "tương tác - giao tiếp thông minh" của Cư sĩ Steve Jobs. NeXTMail là một trong những dịch vụ đầu tiên hỗ trợ đồ hoạ và âm thanh tích hợp mà người dùng có thể nhúng vào trong thư điện tử.

Cư sĩ Steve Jobs điều hành NeXT với một nỗi ám ảnh về việc hoàn thiện thẩm mỹ. Điều này đặt ra căng thẳng đáng kể lên bộ phận phần cứng của NeXT. Trong năm 1993, sau khi chỉ bán bán ra được 50.000 máy, NeXT chuyển hoàn toàn sang phát triển phần mềm với việc phát hành NeXTSTEP/Intel.

Năm 1986 (Bính Dần), cư sĩ Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar Studios) với giá 10 triệu đô la, trong đó 5 triệu đô la dùng làm vốn cho hãng. Hãng mới, ban đầu đặt tại xưởng Kerner của Lucasfilm tại San Rafael, California; sau này di dời đến Emeryville, California. Hãng này theo dự định ban đầu được xây dựng để trở thành một nhà phát triển phần cứng đồ hoạ công nghệ cao. Sau hàng năm buôn bán máy tính Pixar Image không thu về lợi nhuận, hãng đã kí hợp đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ, trong đó Disney sẽ cộng tác tài chính và phân phối.

Bộ phim đầu tiên hợp tác do sản xuất mang tên câu chuyện đồ chơi đã đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với xưởng phim khi ra mắt vào năm 1995. Hơn 10 năm sau đó, dưới điều hành của giám đốc sáng tạo John Lasseter của Pixar, hãng phim đã cho ra đời những phim hoạt hình nổi tiếng như A Bug's Life (1998), câu chuyện đồ chơi 2 (1999), Monsters, Inc. (2001), đi tìm Nemo (2003), gia đình siêu nhân (2004), Cars (2006), chú chuột đầu bếp (2007), WALL-E (2008), Up (2009) và câu chuyện đồ chơi 3 (2010). Trong số đó, đi tìm Nemo, gia đình siêu nhân, chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và câu chuyện đồ chơi 3 đều nhận được giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất giải thưởng được đưa ra vào năm 2001.

Cư sĩ Steve Jobs đổi tên hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios). Pixar sản xuất những bộ phim rất thành công biến cư sĩ Steve Jobs trở thành tỷ phú.

Trong năm 2003 và 2004, vì hợp đồng của Pixar với Disney dần hết hạn, cư sĩ Steve Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới.

 Đầu năm 2004 (Giáp Thân), cư sĩ Steve Jobs tuyên bố rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với Disney hết hạn.

Vào tháng 10 năm 2005, Bob Iger lên thay thế Eisner tại Disney, sau đó Iger nhanh chóng nối lại quan hệ với cư sĩ Steve Jobs và Pixar. 

Ngày 24 tháng 01 năm 2006, cư sĩ Steve Jobs và Iger thông báo Disney đã đồng ý mua Pixar với việc chuyển giao toàn bộ cổ phần trị giá 7,4 tỷ đô la Mỹ. Khi thoả thuận kết thúc, cư sĩ Steve Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Walt Disney, nắm trong tay khoảng 7% cổ phần của hãng. Trong khi đó, Eisner chỉ nắm 1,7% và Roy E. Disney, thành viên của gia đình Disney, cho đến khi qua đời chỉ có khoảng 1% cổ phần của hãng. Cư sĩ Steve Jobs tham gia vào ban lãnh đạo công ty dựa trên sự hợp nhất hãng Pixar. Ông cũng đảm trách trông nom vấn đề kinh doanh hoạt hình phối hợp giữa Disney và Pixar với một ghế trong hội đồng lãnh đạo gồm 6 người.

Năm 1996 (Bính Tý), Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ. Thoả thuận mua bán đạt được vào cuối năm 1996, đưa Cư sĩ Steve Jobs trở lại công ty mà Cư sĩ Steve Jobs là đồng sáng lập. 

Cư sĩ Steve Jobs trở thành người đứng đầu trên thực tế, sau đó tổng giám đốc điều hành Gil Amelio bị tước chức vào tháng 07. Ông chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời trong tháng 09 năm 1997.

Tháng 03 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận cho Apple, cư sĩ Steve Jobs cho ngừng một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc. Trong những tháng tiếp theo, nhiều nhân viên có nỗi sợ hãi tăng dần khi gặp cư sĩ Steve Jobs trong thang máy, "lo sợ rằng họ có thể không có một công việc làm khi cánh cửa mở ra. Thực tế là những hành quyết vắn tắt của cư sĩ Steve Jobs hiếm khi xảy ra, nhưng một vài nạn nhân cũng đủ để khủng bố toàn bộ công ty." Cư sĩ Steve Jobs cũng thay đổi điều khoản trong bản quyền chế tạo các máy tính dòng Macintosh, khiến chúng trở nên quá tốn kém cho các nhà sản xuất tiếp tục chế tạo.

Qua việc mua lại NeXT, hầu hết công nghệ của công ty được ứng dụng cho các sản phẩm của Apple, nổi bật nhất là NeXTSTEP, sau này đã trở thành hệ điều hành Mac OS X. Dưới sự chỉ huy của Cư sĩ Steve Jobs, công ty từng bước tăng doanh thu đáng kể qua việc ra mắt iMac và những sản phẩm mới khác. Kể từ đó, những thiết kế kế đầy sức hút và thương hiệu quyền lực vận hành trôi chảy phục vụ cho sự phát triển của Apple. Tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2000, Jobs chính thức từ bỏ chức vụ mang tính lâm thời và trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple.

Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra giới thiệu và cải tiến những thiết bị kỹ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu máy nghe nhạc cầm tay iPod, phần mềm nghe nhạc kỹ thuật số iTunes và iTunes Store, công ty đánh mạnh vào nhu cầu âm nhạc và điện tử phổ biến của người tiêu dùng. 

Năm 2007 (Đinh Hợi), Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone, một loại điện thoại di động cảm ứng đa chạm, chứa đựng hầu hết các tính năng của iPod, có trình duyệt riêng dành cho điện thoại và màn hình trình duyệt mang tính cách mạng. Tuy khuyến thích sự đổi mới, cư sĩ Steve Jobs cũng nhắc nhở nhân viên của mình về "con thuyền nghệ thuật" mà ông cho rằng việc tạo ra những sản phẩm vào đúng thời điểm cũng quan trọng ngang với việc phải thiết kế cho nó thật sáng tạo và hấp dẫn.

Cư sĩ Steve Jobs vừa nhận được ngưỡng mộ vừa bị phê phán vì kỹ năng thuyết phục và nghệ thuật bán hàng tài ba của cư sĩ Steve Jobs.

Tháng 4 năm 2005, cư sĩ Steve Jobs trả lời vụ việc Apple bị chỉ trích vì có quy trình tái chế rác thải điện tử kém tại Hoa Kỳ bằng cách mắng mỏ những người ủng hộ môi trường và một số khác tại buổi gặp gỡ hàng năm của Apple tại Cupertino. Tuy nhiên, vài tuần sau, Apple thông báo rằng sẽ nhận lại iPods và trao đổi miễn phí tại các cửa hàng bán lẻ. Chiến dịch thu hồi máy tính phát động bằng cách cho một chiếc máy bay treo băng rôn ngay phía trên địa điểm diễn ra buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, nơi cư sĩ Steve Jobs là phát ngôn cho phần khai mạc. Trên băng rôn ghi "Steve - Don't be a mini-player - recycle all e-waste" (Steve - Đừng là một chiếc máy chơi nhạc nhỏ bé - hãy tái chế tất cả rác thải điện tử). 

Năm 2006, cư sĩ Steve Jobs mở rộng chương trình tái chế của Apple đến bất kì khách hàng Mỹ nào mua một chiếc Mac mới. Chương trình này bao gồm phí giao hàng tận nhà và loại bỏ những thành phần không thân thiện với môi trường trong sản phẩm cũ của hãng.

Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi cư sĩ Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh. 2 chiếc máy đầu tiên được chuyển sang nền Intel là iMac và MacBook Pro, trước đó khi sử dụng chip IBM tên của chúng là iMac G5 và PowerBook G4. Đến hơn giữa năm 2006 tất cả máy tính Apple đều sử dụng chip Intel, đó là các máy Mac Mini, MacBook, Mac Pro. Các máy tính nền Intel này có khả năng chạy được Windows của Microsoft với phần mềm Boot Camp miễn phí của Apple. Cư sĩ Steve Jobs cũng đã giới thiệu hệ điều hành tiếp theo Mac OS 10.5 "Leopard" và thiết bị xem phim, hình, nhạc trên TV kết nối không dây với vi tính mang tên iTV, cả iTV lẫn Leopard đều sẽ được tung ra năm 2007.

Tháng 08 năm 2011, cư sĩ Steve Jobs rút khỏi chức vị TGĐ điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% Trước đó, mỗi cổ phiếu của Apple đang ở mức tăng. Sự mất giá nhẹ này là do các nhà đầu tư xem xét tầm quan trọng của cư sĩ Steve Jobs đối với Apple, kết hợp với việc tình hình sức khoẻ của ông luôn trong vòng tin tức trong những năm gần đây; hơn nữa cư sĩ Steve Jobs đã ngừng điều trị y tế từ tháng 01 năm 2011. Theo Forbes, có thể khẳng định rằng tác động này sẽ dẫn đến một con đường tiêu cực hơn cho Apple, ngay cả tại hãng Pixar nơi Jobs giữ vai trò là Giám đốc. Trong những giờ giao dịch sau vào ngày cư sĩ Steve Jobs đưa ra tuyên bố rút khỏi Apple, cổ phiếu của hãng Walt Disney giảm xuống 1,5%.

Mặc dù cư sĩ Steve Jobs chỉ kiếm được 1 đô la Mỹ mỗi năm trong vai trò TGĐ điều hành của Apple, ông nắm giữ 5,426 triệu cổ phần của Apple, cũng như 138 triệu cổ phần của Disney (mà ông đã nhận được đổi lại với việc Disney mua Pixar). Forbes ước tính toàn bộ tài sản của cư sĩ Steve Jobs vào khoảng 5,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến cư sĩ Steve Jobs được xếp vào hạng 43 trong những người Mỹ giàu có nhất.

Sau khi truyền hình Bloomberg nhầm lẫn tai hại đưa ra cáo phó của cư sĩ Steve Jobs vào năm 2008, phóng viên Arik Hesseldahl của tạp chí BusinessWeek ghi rằng "Steve Jobs không nổi tiếng nhiều về những việc làm từ thiện của Steve Jobs ", so với những gì mà Bill Gates đạt được. Sau khi trở lại quyền kiểm soát Apple trong năm 1997, Cư sĩ Steve Jobs lờ đi tất cả các chương trình từ thiện đoàn thể. 

Vào tháng 06/2011, ông được xếp vị trí 109 trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất theo tạp chí Forbes bình chọn, với giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 8,3 tỷ USD.

Cư sĩ Steve Jobs là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của hơn 230 bằng sáng chế được trao giải hoặc các ứng dụng được cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực rộng lớn của công nghệ, từ máy tính cho tới thiết bị di động, giao diện người dùng (bao gồm giao diện dựa trên nền cảm ứng), loa, bàn phím, bộ chuyển năng lượng, cầu thang, móc cài, ống bọc ngoài, dây buộc và bao bì đóng gói sản phẩm.

Cư sĩ Steve Jobs từng chia sẻ quan điểm của mình về cái chết cũng như tầm quan trọng của việc nhận biết đúng đắn về cái chết: “Không ai muốn chết cả. Thậm chí những người thích lên thiên đàng cũng không muốn chết. Tuy nhiên, cái chết là đích đến chung của mỗi chúng ta và không ai có thể tránh khỏi. Nhưng Cái Chết thật ra lại là một trong những tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân làm thay đổi cuộc sống, dẹp bỏ cái cũ, dọn đường cho cái mới. Luôn ghi nhớ rằng mình sẽ chết chính là công cụ quan trọng nhất giúp tôi ra những quyết định lớn trong cuộc sống.

Vì hầu như mọi thứ như sự kỳ vọng, niềm tự hào của người khác, hay sự sợ hãi thất bại đều tan biến khi đối diện với cái chết.

Luôn ghi nhớ rằng mình sẽ chết chính là cách tốt nhất giúp tôi tránh được cái bẫy tư duy khiến tôi tin rằng mình có một điều gì đó để mất. Bản thân tôi vốn đã không có gì nên không có lý do gì để không nghe theo con tim mình cả. 

Thời gian của bất cứ ai cũng có giới hạn nên đừng lãng phí nó mà sống cuộc đời của người khác. Đừng mắc kẹt vào những giáo điều, sống với quan điểm của người khác. Đừng để những huyên náo từ quan điểm của người khác dìm chết tiếng nói nội tâm của mình. Và quan trọng nhất là dũng cảm làm theo con tim và trực giác. Theo một cách nào đó, chúng đã biết những gì một người thật sự muốn trở thành. Những thứ khác đều không quan trọng. 

Hãy dám là chính mình, dám sống cuộc đời của mình, sống với tiếng nói của con tim và trực giác, để trở thành những gì mình thật sự muốn trở thành. 

Hãy luôn khát khao và hãy dám dại khờ, để có thể làm nên những điều vĩ đại”.

Sống trong thế giới tương đối phải chịu luật chi phối của thời gian vô thường, có hợp ắt có ly tan, có sinh ắt có diệt. Nhân duyên trụ thế trần gian để đóng góp cho nhân loại trong lĩnh vực Khoa học công nghệ thông tin, một chút làm sáng tỏ lời Phật Thích Ca Mâu Ni với lĩnh vực Khoa học. Ước nguyện cõi Ta bà viên mãn, cư sĩ Steve Jobs thanh thản trút hơi thở, xã báo thân vào ngày 05/10/2011 (9/09/Tân Mão). Hưởng dương 56 Xuân.

Cư sĩ Steve Jobs đã vĩnh viễn ra đi. Apple đã mất đi một thiên tài sáng tạo có tầm nhìn xa trông rộng và thế giới mất đi một con người tuyệt vời. Cư sĩ Steve Jobs đã để lại di sản là một công ty mà chỉ có ông mới tạo được những dấu ấn riêng. Tinh thần của cư sĩ Steve Jobs sẽ mãi mãi là nền tảng của Apple.

Nhiều danh nhân nổi tiếng tại Hoa Kỳ đã đưa ra những lời phát biểu về sự ra đi của cư sĩ Steve Jobs, trong đó bao gồm Bill Gates của Microsoft, Bob Iger của Walt Disney, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và Tổng thống Barack Obama.

Bill Gates nói rằng: “Tôi vô cùng đau buồn khi nghe tin về cái chết của cư sĩ Steve Jobs. Melinda và tôi xin gửi lời chia buồn chân thành đến gia đình và bạn bè của cư sĩ Steve Jobs, và đến tất cả mọi người có mối liên hệ với cư sĩ Steve Jobs trong công việc. 

Cư sĩ Steve Jobs và tôi gặp nhau lần đầu tiên cách đây gần 30 năm, và từ lâu đã là cộng sự, người cạnh tranh và bạn bè suốt hơn nửa cuộc đời của chúng tôi. Hiếm ai trên thế giới gây được những tác động sâu sắc như cư sĩ Steve Jobs, và những hiệu quả mang lại từ đó sẽ được nhiều thế hệ sau ghi nhận.

Đối với những ai trong chúng ta đủ may mắn từng làm việc với cư sĩ Steve Jobs, đó là một vinh dự tột cùng. Tôi sẽ nhớ cư sĩ Steve Jobs rất nhiều”.

Chủ tịch Walt Disney, Bob Iger bày tỏ thương tiếc với cư sĩ Steve Jobs:

Cư sĩ Steve Jobs là một người bạn tuyệt vời và là một cố vấn đáng tin tưởng. Di sản cư sĩ Steve Jobs để lại sẽ vượt xa các sản phẩm cư sĩ Steve Jobs đã tạo ra hoặc các doanh nghiệp cư sĩ Steve Jobs mà đã xây dựng nên. Hàng triệu người đã được cư sĩ Steve Jobs truyền cảm hứng, hàng triệu cuộc sống đã thay đổi vì cư sĩ Steve Jobs và nền văn hóa cư sĩ Steve Jobs xác lập ra.

Cư sĩ Steve Jobs là một tấm gương xác thực, với tâm trí đầy sáng tạo và trí tưởng tượng đã định một kỷ nguyên mới. Bất chất những gì lớn lao cư sĩ Steve Jobs đã thực hiện, chúng dường như chỉ mới là sự bắt đầu. Sự qua đời của cư sĩ Steve Jobs đồng nghĩa với thế giới đã mất đi một tấm gương, Disney đã mất đi một thành viên gia đình, và tôi đã mất một người bạn tuyệt vời. 

Xin dành những tâm tư và lời cầu nguyện của chúng tôi đến người vợ Laurene và con cái của cư sĩ Steve Jobs trong thời gian khó khăn này”.

Đạo diễn người Mỹ Steven Spielberg cho biết: "cư sĩ Steve Jobs là nhà sáng chế lỗi lạc nhất từ sau Thomas Edison. Cư sĩ Steve Jobs đưa thế giới đến đầu ngón tay của chúng ta."

Cư sĩ Steve Jobs được vinh danh trao tặng các huân chương, giải thưởng:

Cư sĩ Steve Jobs được Tổng thống Ronald Reagan trao tặng huân chương quốc gia về công nghệ vào năm 1984 cùng với Steve Wozniak (nằm trong số những người đầu tiên từng nhận được vinh dự này) và một giải thưởng Jefferson cho dịch vụ công ở hạng mục "dịch vụ công tuyệt vời nhất do một cá nhân 35 năm tuổi trở xuống" (hay còn gọi là giải thưởng Samuel S. Beard) vào năm 1987.

Ngày 27/11/2007, cư sĩ Steve Jobs được tạp chí Fortune mệnh danh là người có quyền lực nhất trong giới kinh doanh.

Ngày 05/12/2007, Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và đệ nhất phu nhân Maria Shriver đưa nhân vật cư sĩ Steve Jobs vào California Hall of Fame, tọa lạc tại Bảo tàng California về lịch sử, phụ nữ và nghệ thuật.

Tháng 08/2009, cư sĩ Steve Jobs được bầu là doanh nhân được giới trẻ ngưỡng mộ nhiều nhất theo một cuộc khảo sát của tổ chức thanh thiếu niên phi lợi nhuận Junior Achievement.

Ngày 05/11/2009, tạp chí Fortune mệnh danh cư sĩ Steve Jobs là TGĐ điều hành của thập kỷ.

Tháng 11/2009, cư sĩ Steve Jobs được xếp hạng thứ 57 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của công ty truyền thông và xuất bản Forbes.

Tháng 12/2010, thời báo tài chính Financial Times gọi cư sĩ Steve Jobs là nhân vật tiêu biểu của thời báo này trong năm 2010, phần cuối của bài luận đề cập đến trích dẫn trong tự truyện của John Sculley - cựu Giám đốc điều hành PepsiCo, người từng điều hành Apple - như sau: "Apple được dự định sẽ trở thành một công ty sản phẩm tiêu dùng tuyệt vời. Đây quả là một kế hoạch điên cuồng. Công nghệ cao không thể được thiết kế và bán như một sản phẩm tiêu dùng." Bài báo kết luận rằng làm thế nào Sculley có thể sai lầm đến vậy.

Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày mất của cư sĩ Steve Jobs (5/10/2011 - 5/10/2012), kênh truyền hình CNN đã bình chọn 10 câu nói nổi tiếng lúc sinh thời của huyền thoại công nghệ thông tin. Những câu nói được trích từ cuốn sách "Tôi, Steve: Steve Jobs qua lời kể của chính mình".
 
1. “Đối với tôi, máy tính là công cụ có ý nghĩa nhất mà nhân loại từng tạo ra. Điều đó giống như một chiếc xe đạp để chuyên chở tư duy của chúng ta vậy”. (Trích trong phim “Ký ức và Sự tưởng tượng” năm 1990)
 
2. “Tôi kiên quyết không mua nhiều thứ vì tôi nhận thấy chúng thật kỳ cục”. (Tờ Independent năm 2005)
  
3. “Tôi tin rằng, cái chết là phát minh tuyệt vời nhất của cuộc đời. Nó loại bỏ những mô hình cũ đã trở nên lỗi thời”. (Tạp chí PlayBoy năm 1985)
 
4. “Nhiều người cho rằng sự tập trung nghĩa là nói có với những thứ mà họ phải dồn sức vào. Nhưng điều đó không hoàn toàn như vậy. Điều đó có nghĩa là phải nói không với hàng trăm ý tưởng tốt khác. Bạn phải lựa chọn chúng một cách cẩn thận. Tôi thực sự tự hào về những việc mình không làm không kém gì những việc mình đã làm. Vì vậy, sáng tạo là nói không với 1.000 thứ”. (Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của Apple, năm 1997)
 
5. “Việc khắc trên bia mộ dòng chữ tôi là người giàu nhất thế gian chẳng có ý nghĩa gì. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói rằng mình đã làm được điều gì đó có ý nghĩa”. (Tạp chí CNN Money/Fortune năm 1993)
  
6. “Công việc của tôi không phải là dễ dãi với người khác, mà làm sao để họ trở nên hoàn thiện hơn”. (Tạp chí CNN Money/ Fortune năm 2008)
 
7. “Nếu bạn muốn sống một cuộc đời theo cách sáng tạo, như một nghệ sĩ, bạn đừng quá nhiều nhìn lại quá khứ. Bạn phải sẵn lòng vứt bỏ tất cả những gì bạn đã làm, những kiểu con người mà bạn đã từng thể hiện”. (Tạp chí Playboy năm 1985)
 
8. “Sự sáng tạo giúp phân biệt một nhà lãnh đạo với một người tùy tùng”. (Cuốn sách “Những bí mật sáng tạo của Steve Jobs” năm 2001)
  
9. “Hình mẫu kinh doanh của tôi là ban nhạc The Beatles. Họ là bốn con người độc lập hiểu rõ tính cách tiêu cực của nhau nhưng biết cân bằng lẫn nhau và kết hợp lại thành một lực tổng thể tuyệt vời, chứ không phải là sự cộng gộp giản đơn. Đó chính là cách tôi nhìn nhận về kinh doanh. Những điều tuyệt vời trong kinh doanh không bao giờ chỉ do một người tạo nên, mà do một nhóm người cùng tạo nên”. (Chương trình truyền hình “60 phút” năm 2003)
 
10. “Tôi sẽ đánh đổi tất cả những công nghệ của mình để có một buổi chiều với Socrates (Triết gia Hy Lạp thời cổ đại)”. (Tạp chí Newsweek năm 2001)

https://www.youtube.com/watch?v=2B-XwPjn9YY
https://www.youtube.com/watch?v=eiJ8F0QL2LU

Vân Tuyền (Nguồn: Công cộng)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm