Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa

Tượng Phật trong chùa Một Cột - một biểu tượng văn hóa Hà Nội - phải đội nón, mặc áo mưa mỗi khi trời mưa vì tình trạng dột nát và xuống cấp của chùa.

Bi hài chuyện cá rô vào hồ, tượng mặc áo mưa

Đến thăm ngôi chùa Diên Hựu - Một Cột có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo nằm ngay gần Lăng Bác vào những ngày mưa lớn, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh tượng Phật phải đội nón, mặc áo mưa, còn các sư trong chùa phải đứng co ro trong làn nước dâng xâm xấp bọng chân. Mỗi lần mưa xuống là trên thì dột, dưới thì ngập lênh láng nước.

Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Trụ trì Thích Tâm Kiên mô phỏng cảnh tượng Phật đội nón, mặc áo mưa những hôm mưa lớn. 

Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì ngôi chùa còn chỉ cho người viết thấy rất nhiều cá rô từ bên ngoài vào hồ sau mỗi trận mưa lớn. 
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Rất nhiều cá từ ngoài vào hồ sau trận mưa lớn  

Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Có khi nước dâng cao tới tận nơi đại sư chỉ

Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết, chùa bắt đầu dột từ năm 2002 và tình trạng dột nát ngày càng trở nên nghiêm trọng, các hạng mục của quần thể di tích xuống cấp một cách đáng báo động. 

Mỗi khi vào mùa mưa bão là sư trụ trì cùng các sư trong chùa lo ngay ngáy, bởi quá nhiều vết dột nát trên mái ngói, nước mưa rơi trực tiếp xuống các pho tượng, kèo gỗ bên trong, khiến các pho tượng cứ hỏng dần đi, còn ngói và kèo gỗ trên mái chùa thì lúc nào cũng có cảm giác có thể rơi xuống. 

Nước ngập lênh láng sau mỗi trận mưa còn làm mục hết các chân cột và làm hỏng nền chùa. Hệ thống thoát nước dù có hoạt động hết công suất vẫn không giải quyết được tình trạng này. Sau mỗi trận mưa lớn, đủ loại rác rưi, bùn đất theo nước trôi vào chùa. 

Đại sư Thích Tâm Kiên còn nhớ vào ngày 8/8/2011, một trận mưa to đã làm nước tràn vào nhà thờ Tổ gây ngập đến 20cm.

Bà Đặng Thị Bình, người đã gắn bó với ngôi chùa từ năm 19 tuổi, đến nay cũng đã gần 40 năm không khỏi xót xa: Mỗi lần trời mưa khổ lắm, mọi người cứ phải cuống cuồng đi che cho từng bức tượng, hứng chỗ nọ lại dột chỗ kia, nhà thì ngập rác bẩn, bao nhiêu năm rồi kêu mãi mà chẳng có ai thưa.

Tối hậu thư - tâm thư t chùa Một Cột


Cách đây ít ngày, Đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột có gửi một tối hậu thư, cũng được coi là bức tâm thư với những lời lẽ chất chứa tha thiết mong muốn được UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo lấy ý kiến các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các nhà sử học… để nhanh chóng trùng tu tôn tạo chùa.

Đi kèm với mong muốn ấy là tối hậu thư của trụ trì chùa Diên Hựu – Một Cột: Sau 30 ngày kể từ ngày lá đơn được gửi đi, nếu không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giảiđảo ngói toàn bộ Chùa và Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới.
Tượng Phật chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa
Ngôi chùa có phần xuống cấp khá nghiêm trọng 
Bức tối hậu thư ngay lập tức đã gây chấn động dư luận, bởi đây đã là lần thứ 10 chủ trì ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo của Việt Nam này phải lên tiếng kêu cứu chính quyền trước tình trạng xuống cấp của chùa Một Cột. Và những lần trước, lời kêu cứu đều rơi vào im lặng. 

Thêm một lý do nữa khiến dư luận ồn ào, đó là bài học nhãn tiền về một phần ngôi chùa Trăm Gian vừa bị phá nát cách đây chưa lâu.

Được biết vào ngày 20/4/2008, Đại đức Thích Tâm Kiên đã có tờ trình lên UBND TP Hà Nội để kiểm tra xem xét và có kế hoạch trùng tu tôn tạo, nhưng sau 5 năm, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức sửa chữa một vài hạng mục nhỏ cho đại lễ một nghìn năm Thăng Long vào năm 2010. Mà tình trạng dột nát đã bắt đầu từ năm 2002, nghĩa là đến nay đã được 11 năm.
Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông năm Kỷ Sửu 1049. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. 

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. 

Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.


Năm 1954, quân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ.

Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.

Đến năm 2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á cho chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Tác giả: An My
Ảnh: Nhạc Dương
Nguồn: www.vtc.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Phật pháp và cuộc sống 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Xem thêm