Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/12/2013, 08:08 AM

Tượng Phật có từ khi nào?

Bất cứ ai thêu thùa tượng Phật hoặc tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên.

Căn cứ vào Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a), thì tượng Phật đã có ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Kinh văn nguyên tác rất dài, ở đây, chúng tôi chỉ xin được tóm lược nội dung qua một vài ý chính như sau: “Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong mùa an cư cuối cùng, đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhân gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe.

Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì ông là một phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo.

Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của ông đối với đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.
 Ảnh minh họa
Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong nước để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng, lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách này. Vì họ nghĩ rằng, thân Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc trọng tội với đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám nhận lãnh.

Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra một người thợ mộc. Vị thợ mộc này liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách này”.

Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo của vị trời này, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất. Hình tượng Phật điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn. (Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận là một trong 3 pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết.

Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, đức Phật dạy rằng: “Bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ được những tội cực trọng”.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng, người tạo nên tượng Phật hoặc người góp tịnh tài hỷ cúng vào công việc tạo tượng này, thì cả hai đều được phước đức rất lớn lao. Vì người Phật tử góp phần vào việc duy trì Tam Bảo để làm lợi lạc cho nhân sinh. Nhờ đó, mà Phật pháp mãi được lưu truyền rộng rãi và cũng nhờ đó mà mọi người mới nghĩ nhớ đến ân đức cao sâu rộng rãi bao la của đức Phật. Có tưởng niệm như thế, người Phật tử mới thiết tha nỗ lực hành trì và quyết lòng noi theo tấm gương hạnh nguyện từ bi vị tha cao cả của đức Phật mà gắng công tu hành để chóng được giác ngộ giải thoát.

Tóm lại, nhờ vua Ưu Đà Diên mà hôm nay, chúng ta mới có được những tượng Phật để tôn thờ. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào, tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi đức Phật. Thế nên, các nhà điêu khắc tạo tượng cũng phải có một năng lực chuyên môn và một cảm quan sâu sắc, mới có thể thực hiện hoàn mỹ công việc này.

Đó là một phước đức rất lớn lao mà không phải ai cũng có thể tạo nên được.

Thích Phước Thái

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Xem thêm