Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/01/2021, 08:29 AM

Tùy bút: Nhớ những tiếng rao

“Bánh mì nóng, giòn đây”; “Ai ăn bắp hầm, xôi đậu xanh nước cốt dừa đây”; “Sữa đậu xanh, đậu nành nóng hổi đây”…Tôi là cư dân trong một xóm lao động nghèo nên chuyện nghe nhiều lời rao trong hẻm nhỏ là chuyện rất bình thường.

Báo tường ngày tết

Sáng sớm cũng nghe. Buổi chiều cũng nghe. Đêm khuya càng nghe rõ. Nghe đến nỗi thuộc lòng lời rao cùng với chất giọng của từng người bán rong. Người thanh niên bán bánh mì với tiếng rao khỏe khoắn; người phụ nữ trung niên bán bắp, bán xôi thì lời rao rè rè, đứt quãng; lời rao của bà lão bán sữa thì nhỏ nhoi, khàn đục…

Nhiều lần tôi chợt lắng nghe để tìm hiểu về những lời rao hàng quá thân quen để cố tìm trong đó sự buồn phiền cho số phận bán rong trên hẻm vắng; nghe để cảm thông cho những phận người đang lo toan từng ngày với cái ăn, cái mặc từ lúc tóc còn xanh có khi đến tóc bạc răng long nhưng lời rao cứ quanh quẩn trong xóm nghèo như một cái nợ cuộc đời không làm sao trả hết. Có cả sự “nối nghiệp” lời rao từ thế hệ nầy sang thế hệ khác cũng với những cái bánh, viên chè, bịch sữa thân quen.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi cũng từng lặng buồn khi bỗng chợt nhận ra sự thiếu vắng của một tiếng rao hàng nào đó. Họ đang làm gì? Ở đâu? Tôi chợt vui khi nghe lại những thanh âm rao hàng quen thuộc sau tháng ngày xa vắng; tôi quá nao lòng khi biết rằng có những tiếng rao mãi mãi không còn trên hẻm vắng xóm tôi vì nhiều lý do: người bán đã quá vãng; ốm đau không còn khả năng đi bán rong; dời chỗ ở mới…

Thời buổi hiện đại vô chừng. Những tiếng rao hàng bằng đầu vắng lặng để thay vào đó là những lời rao được cài đặt sẵn trong các thiết bị. Vậy là cứ vô tư rao hàng mà đâu cần tốn hao sức lực hay “luyện giọng” sao cho lời rao thánh thót, kéo dài, hấp dẫn, đặc biệt cho riêng mình. Chỉ còn đây những lời rao của những người cao tuổi, những người bán rong nghèo khó, chân quê, lạc hậu nhưng với tôi sao gần gũi, dễ thương, ấm áp, tình cảm rất lạ thường.

Những hình ảnh quý hiếm về chợ Tết Hà Nội năm 1920

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu

Góc nhìn Phật tử 10:00 19/03/2024

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu, một cảm giác sâu lắng của sự sống đang diễn ra. Nó nhắc nhở về sự tồn tại của bạn, về sự kỳ diệu của mỗi khoảnh khắc.

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Xem thêm