Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 07/07/2014, 15:28 PM

Ước vọng hoàng hôn

5h sáng, ngày 25/6/2014, toàn tàu báo thức, thủy thủ nhổ neo, hướng về đảo Phan Vinh, cách 2 giờ vượt sóng. Thời tiết gió mưa thất thường, trời đang quang, bỗng mây đen phủ kín, đen kịt, rồi mưa, sóng ì ầm như muốn nhấn chìm tàu cá nhỏ bé của ngư dân.

Nghi thức đón đoàn gần như giống nhau; sĩ quan đảo quy tập ra bến niềm nở, binh sĩ phụ giúp khách đoàn từ ca nô xuống bãi. Nơi đây, cây cối xanh hơn, tươi mát hơn, đảo lớn hơn Sơn Ca và Nam Yết. Từ bờ vào đảo, qua cổng chào được phủ bởi cây xanh hai bên, nhìn xa cứ như vào thôn làng miền Trung, miền Bắc. Giữa đảo rộng thoáng, cũng như hai đảo nhỏ vừa rồi, Phan Vinh có kế hoạch xây dựng và cơi nới mặt bằng. Cơ sở vật chất nơi đây khá sung túc. Hội trường tiếp đón đoàn cũng rộng vừa phải. Giữa cái nắng biển khơi, từng luồng gió mát làm êm dịu dễ ru vào giấc mộng bên dưới tán cây được mắc võng. Sau khi tiếp và sinh hoạt giữa ban chỉ huy đảo và đoàn, 8 giờ chuông trống từ ngôi chùa nằm trên góc đảo vang rền, anh em binh sĩ có mặt chỉnh tề, kẻ ngoài, người trong Chính điện lắng nghe trống mõ như ở bao ngôi chùa quê trên đất Việt.
 
- Lần đầu tiên chúng cháu mới được nghe kinh ở đây, hàng ngày chúng cháu chỉ vào thắp nhang lễ Phật, không được nghe băng giảng hoặc Kinh kệ. Chúng cháu muốn có một Sư thầy đến với chúng cháu...  Một binh sĩ trẻ người Nghệ An tâm sự.

Vâng, ngoài nhiệm vụ của binh sĩ hàng ngày, anh em không còn có điều kiện nào để giải trí, thậm chí ngôi chùa tồn tại như tiếng nói thầm lặng nội tâm, thôi thúc những ai bén duyên với đạo mà không hề cung ứng cho người ở đảo một sự khao khát tâm linh. Bao nhiêu đoàn đến rồi đi, để lại một ít quà và một ít tình cảm luyến lưu sớm phai nhạt trôi giạt theo sóng biển.
 
Đoàn của Phật giáo là đoàn tâm linh, đến với người trên đảo bằng sự cảm thông an ủi, nhưng đoàn cũng không mang đến cho người nơi đây một tặng phẩm tôn giáo để trấn an sự mòn mỏi kiếp người. Tiền mặt, quà cáp đáng quý đấy, nhưng một ngôi chùa xuất hiện giữa chốn hoang vu càng làm cho lòng người hoang vu mỗi khi chiều xuống. Chỉ có tiếng rì rào của sóng biển, có thể đó là pháp âm vi diệu, hải triều âm đối với những căn cơ thượng thừa đưa hành giả vào chốn an định, nhưng lại là nhát dao sắc lẻm chém sâu vào tâm can của những ai đang hướng ngoại, cô đơn quạnh quẽ với mái chùa trầm lắng vô hồn thi gan cùng biển cả. Khói nhang chiều, tiếng chuông thô nhám chưa được trui rèn bởi công phu tu tập, bàn tay cầm thép lạnh của các em binh sĩ đó, liệu có đủ nội lực vỗ về anh em hay khơi gợi sự nhớ nhung xa xăm đâu đó.

Dẫu sao, “Mái chùa che chở hồn dân tộc” cũng tạm ấm lòng anh em binh sĩ đồn trú trên mảnh đất diệu vợi của tổ tiên. Ước gì, ước gì quý thầy tình nguyện đến với anh em trong những ngày nắng cháy, những lúc mưa sa mà chỉ có đất trời làm bạn; thì tiếng kinh lời giảng sẽ ấm lòng biết bao những tuổi trẻ đang hy sinh cho đất nước. Mọi niềm vui và hạnh phúc của tuổi trẻ đành gửi lại phố thị, xóm làng để chong mắt hướng ra biển canh giặc hàng đêm, lang thang vơ vẩn hàng ngày mà tương lai và hiện thực vẫn là tiếng rì rào biển cả.
 
Giáo hội nên có kế hoạch kêu gọi tình nguyện hay bổ cử luân lưu những bậc chuyên tu đến với hải biên của Tổ quốc. Thà không có chùa, có chùa mà không có sư là một sự trống vắng trách nhiệm và khơi gợi sự chua xót cho người ở lại khi đoàn chia tay. Chắc chắn Phật giáo không thiếu những vị tình nguyện hy sinh đến với biển đảo. Rất nhiều bậc chân tu ẩn mình trên non cao núi thẩm thì cũng có thể chọn biển đảo làm nơi tu luyện cho thâm hậu nội công, cũng là cách đáp đền ơn Tam Bảo. Ba ngôi chùa trên ba đảo: Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh đều đầy đủ phòng ốc, vệ sinh và mạng Viettel. Thực phẩm rau xanh tuy khan hiếm, nhưng tàu thường xuyên ra vào tiếp tế. Mỗi chùa cần từ hai đến ba vị chung tay sinh hoạt tâm linh cho anh em. Xem như là những tuyên úy tôn giáo làm nhiệm vụ sứ giả Như Lai. Các trưởng tử Như Lai từng phát nguyện: Nơi nào chúng sinh cần, con đến. Nơi nào phật sự cần, con đi, chẳng quản gian lao, không nề khó nhọc. Có như thế sự hiện diện của ngôi chùa mới đủ ý nghĩa, bằng không, chỉ là khối vật chất vô nghĩa làm sao đủ tầm một công sự, một tiền đồn chứ chưa nói một trấn thủ tâm linh.
 
 
Vật chất nuôi sống con người thì tôn giáo nói chung nuôi dưỡng tâm linh, ngôi chùa hiện diện trên đảo vắng đã xác định giá trị và mục đích đó cho các binh sĩ đồn trú, nhiệm vụ còn lại là trách nhiệm của Giáo hội, của Ban Hoằng pháp Trung ương và sự phát tâm của quý thầy.

Mỗi chiều về, tiếng chuông gia trì cố đẩy những sợi khói nhang thoát khỏi bốn vách chùa để chiêu mộ anh linh trên biển cả, lại gợi nhớ những ước vọng của những ai có mặt trên biên đảo. Một ước vọng lúc hoàng hôn là có sự hiện diện của Chư tăng, có câu kinh tiếng kệ lời giảng để binh sĩ được ấm lòng. Một ước vọng bình dị nhưng khó biết bao...!

Minh Mẫn
02/7/2014
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm