Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 14/04/2014, 16:09 PM

Vài dòng tâm sự nhân dịp Tăng đoàn truyền thừa Drukpa viếng thăm Việt Nam

Sự kiện trong Pháp hội 2014, Ngài Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche và tăng đoàn truyền thừa Drukpa viếng thăm Việt Nam 2014 từ ngày 04/04/2014 đến ngày 06/05/2014.

Namdruk là thánh địa khởi nguồn dòng truyền thừa. “Druk” theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Rồng”, cũng có nghĩa là tiếng sấm.

Vào năm 1206, 808 năm trước, Pháp Vương Tsangpa Gyare Yeshe Dorje nhìn thấy điềm lành chín rồng thiêng bay thẳng lên trời từ thánh địa Namdruk liền quyết định đặt tên dòng truyền thừa mệnh danh là “Drukpa” hay “Thiên Long Truyền Thừa”. Theo đó, đức Tsangpa Gyare là đấng sáng lập và được tôn xưng là Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.


Đây là lần thứ tư, Ngài Gyalwang Drukpa đến thăm viếng Việt Nam, Ngài đã đem thông điệp yêu thương đến nhân loại và khuyến phát tu tập để được an lành và giải thoát khỏi sinh tử khổ đau.

Như vậy, dòng truyền thừa Drukpa cũng là một phần nhỏ của Phật giáo Bắc tông, hay Bắc truyền, đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam có đủ 10 tông phái, và phật tử nói riêng và người dân nói chung không thiếu bất cứ một pháp tu nào, pháp hành nào như các nước Phật giáo trên thế giới.

Thậm chí còn nổi trội hơn về một bộ Phật học Phổ thông, hệ thống giáo lý một cách rõ ràng khúc chiết giáo lý đức Phật, do Hòa thượng Thích Thiên Hoa biên soạn.
 Ngài Gyalwang Drukpa
Tuy mỗi nơi có điều kiện, nhân duyên và chủng tính con người khác nhau, nên giáo pháp được giảng dạy cũng khác nhau, miễn là khế lý khế cơ, giúp chúng sinh hiểu đúng chính pháp mà tu tập, chứ không phải hình thức thế nào?

Điểm này, trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Tùng Địa Võng Xuất thứ 15 có đề cập: “đức Phật không chấp nhận chư Bồ tát phương xa đến giáo hóa, vì chúng sinh ở tại nơi đó cũng có căn tính lanh lẹ, trí tuệ siêu xuất, nên không cần các ông” Rất thâm thúy, nếu đức Phật chấp nhận, Bồ tát phương xa đến hoằng truyền giáo pháp cho chúng sinh bản địa, tâm sẽ điên đảo pháp tu từ bấy lâu nay. Tự xem thường Phật tính vốn sẵn có của mình, chạy theo ngoại duyên trần cảnh.

Ngoài ra, ở phẩm Diệu Âm thứ 24, đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật bảo ngài Diệu Âm Bồ tát: “Ông chớ có khinh nước Ta-bà sinh lòng tưởng là hạ liệt. Thiện nam tử! Cõi Ta bà kia cao thấp không bằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ tát thân hình cũng nhỏ, mà thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do tuần. Thân của ông tốt đẹp thứ nhất trăm nghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua chớ khinh nước kia hoặc ở nơi Phật, Bồ tát cùng cõi nước mà sinh lòng tưởng cho là hạ liệt”.

Ngài Gyalwang Drukpa đã đến lần thứ 4. Theo quy tắc thiền môn, đến nơi nào đó cư trú qua hết ngày thứ 3 là không còn là khách nữa! Phải tu tập hành trì theo trú xứ đó.

Vậy Phật giáo Kim Cương thừa đến bản địa Việt Nam tức là sinh hoạt hành trì theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Làm khác đi, tức là “hiển thị hoặc chúng”.

Bởi Mật tông có mặt từ khoảng nửa thế kỷ thứ Nhất đã có mặt ở Việt Nam. Nhưng chưa phát triển được sâu rộng, chứ không phải ở Việt Nam không có Mật tông.

Trong những ngày qua, trên một số kênh thông tin đưa hình ảnh giữa Tăng đoàn truyền thừa Drukpa làm lễ cầu an, lễ Quán Đảnh có tăng ni phật tử Việt Nam tham dự lễ có phần thái quá! Các thầy cầm chai nước vừa đi vừa rải trên đầu đám đông, lấy tượng Phật để lên đầu người tham dự lễ?

Truyền thống Phật giáo Việt Nam khiêm tốn giản dị, không cầu kỳ hình thức truyền tải giáo lý đức Phật đến người dân, hòa mình vào sự thăng trầm của dân tộc, nên Phật giáo với dân tộc là một. Xem ra có phần đi sát với tinh thần Kinh Pháp Hoa đã dạy: “trưởng giả thay đồ hốt phân, bộ dạng đáng sợ để tiếp xúc với đứa con lưu lạc”.

Vì vậy, hầu như chưa có vị nào trong đoàn thể Phật giáo Việt Nam thiết lập chỗ giảng rực rỡ đầy màu sắc và cái chỗ ngồi giảng như một cái ngai, và cũng chưa nghe ai xưng là Pháp Vương cả. Bởi vì danh xưng đó chỉ có đức Phật “Pháp vương vô thượng tôn, tam giới vô luân thất, thiên nhơn chi đạo sư…”

Những biểu hiện Tăng đoàn truyền thừa Drukpa dễ làm lóa mắt, chính vì ý này nên đức Phật dạy rằng: “Phật pháp còn buông bỏ huống hồ là phi pháp”. Cho nên đã là bụi thì giống nhau cho dù đó là mạt vàng đi chăng nữa khi rơi vào mắt cũng bị bệnh giống nhau!

Mong là các vị lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Việt Nam quan tâm khi có đoàn Phật giáo các nước đến thăm viếng thì phải đến lễ bái ra mắt các vị Tổ đức và hàng Giáo phẩm lãnh đạo. Đồng thời, Hiến chương đã quy định hàng Giáo phẩm cao nhất của Việt Nam là Hòa thượng. Cho nên các vị lãnh đạo Phật giáo các nước đến thăm viếng cũng phải dùng danh xưng theo Hiến chương.

Các phóng viên báo đài cũng nên tham khảo về qui định của Phật giáo khi đưa tin và hình ảnh để tránh ngộ nhận và sau cùng dòng truyền thừa Drukpa tại Việt Nam chịu trách nhiệm và hướng dẫn cho Ngài Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche và tăng đoàn truyền thừa Drukpa viếng thăm Việt Nam theo phong tục tập quán và qui định của Giáo hội, nhằm tạo sự đoàn kết hòa hợp như nước với sữa giữa pháp tu trong nước và các tông phái Phật giáo trên thế giới.

Đối với đức Phật, việc hóa giải những bất hòa cũng quan trọng không kém việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa những người sống chung trong một đoàn thể.

Theo thiển ý của người viết, sở dĩ đạo Phật đạt được những thành quả như ngày hôm nay. Bởi vì, nét đặc thù về triết lý xã hội của đạo Phật nằm ở chỗ Phật giáo không tồn tại vì cái tự ngã hay cái danh xưng của mình, mà đến với thế giới này là vì hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sanh. Nói theo ngôn ngữ của ngài W. Rahula:

“Có gì trong một cái tên,
Bạn gọi nó là hoa hồng?
Dù được gọi bất cứ tên gì,
Hoa hồng vẫn đẹp và vẫn ngát hương”.

Lệ Thọ
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn riêng của tác giả
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm