Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 18/08/2014, 10:17 AM

Vài dòng tham khảo Bát Chánh Đạo qua nguyên văn Phạn ngữ

Āryāṣṭāṅgamārgaḥ | आर्याष्टाङ्गमार्गः | Bát chánh đạo (tiếng Phạn âm la tinh hóa viết theo mẩu Devanāgarī).  Trích trong tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân.

तत्र  भिक्षवः कतम  आर्याष्टाङ्गमार्गः?  तद्यथा  सम्यग्दृष्टिः | सम्यक्संकल्पः | सम्यग्वाक् | सम्यक्कर्मान्तः | सम्यगाजीवः | सम्यग्व्यायामः | सम्यक्स्मृतिः | सम्यक्समाधिरिति ||

tatra bhikṣavaḥ katama āryāṣṭāṅgamārgaḥ? Tadyathā samyagdṛṣṭiḥ | samyaksaṃkalpaḥ | samyagvāk | samyakkarmāntaḥ | samyagājīvaḥ | samyagvyāyāmaḥ | samyaksmṛtiḥ | samyaksamādhiriti ||

Từ vựng:

Āryāṣṭāṅgamārgaḥ | आर्याष्टाङ्गमार्गः: Chủ cách số ít của thân āryāṣṭāṅgamārga trong bảng biến thân giống đực của nó.

Āryāṣṭāṅgamārgaḥ được ghép từ các chữ: Ārya + aṣṭāṅga + mārga

Ārya (आर्य) hay Arya (अर्य) (tĩnh từ giống đực) là hô cách số ít của thân arya và có nhiều nghĩa như sau:  người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà La Môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên,

Trong các văn bản Phật giáo, thường thấy chữ ariya hay ārya được dùng với các danh từ như : Dhammavinayo ariyassa, Việt dịch là Phật Pháp và Giới Luật, āryasatyāni catvāry, ý Việt là Bốn chân lý cao qúy, hay Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được gọi là āryamārga hay āryāṣṭāṅgikamārga hoặc ariyamagga trong tiếng Pāli.
 
Trong văn bản Phật giáo Trung Quốc, Arya được dịch là : thánh.
 
Arya là một chủ đề còn nhiều bàn luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ cổ, ngày nay. Tuy nhiên nó cũng có nhiều định nghĩa được xử dụng qua các bài thánh ca trong Rigveda hay các văn bản của các tôn giáo như là : Ấn giáo, đạo Jain và Phật giáo… và đôi khi được gọi chung Arya là pháp.
 
Aṣṭāṅga (अष्टाङ्ग) (tĩnh từ giống đực) là hô cách số ít của thân aṣṭāṅga và có nhiều nghĩa như sau: bao gồm 8 phần, gồm có tám bước, có tám yếu tố…

Ārya + aṣṭāṅga = Āryāṣṭāṅga (viết theo luật nối âm trong văn phạm tiếng Phạn : hai chữ a (अ) gần nhau đổi thành chữ ā (आ). a (अ)+ a (अ) = ā (आ)).

Mārga (मार्ग) (tĩnh từ giống đực) là hô cách số ít của thân mārga và có nhiều nghĩa như sau: con đường, đạo, đường lối… Mārgaḥ (मार्गः) là chủ cách số ít của thân mārga.

Āryāṣṭāṅgamārgaḥ (आर्याष्टाङ्गमार्गः) thường được người ta dịch là Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo. Chữ Chánh được dùng là do có chữ Sam (सम्) đứng trước tám chữ khác nhau được biết trong nội dung chính của bài Bát Chánh Đạo. Thí dụ như:

Samyagdṛṣṭiḥ (Chánh kiến(सम्यग्दृष्टिः)) 
Samyaksaṃkalpaḥ (Chánh tư duy(सम्यक्संकल्पः)) 
Samyagvāk (Chánh ngữ (सम्यग्वाक्))  
Samyakkarmāntaḥ (Chánh nghiệp(सम्यक्कर्मान्तः))  
Samyagājīvaḥ (Chánh mạng (सम्यगाजीवः))  
Samyagvyāyāmaḥ (Chánh tinh tấn (सम्यग्व्यायामः))  
Samyaksmṛtiḥ (Chánh niệm(सम्यक्स्मृतिः)) 
Samyaksamādhiḥ (Chánh định (सम्यक्समाधिः)).
 
Còn Bát Thánh Đạo có lẽ người ta dùng chữ Thánh ở đây theo nghĩa của chữ Ārya (आर्य) hay Arya (अर्य).

Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên trong bài Chuyển Pháp Luân mà Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật.

Tám phần khác nhau của Bát Chánh Đạo là những cách sống căn bản, hữu hiệu, phù hợp, giúp cho con người ý thức được thêm một nhận thức sáng suốt, mà quay lại chính mình để xây dựng ý nghĩa của cuộc sống riêng mình và cũng như cho những người chung quanh.

Tám phần khác nhau của Bát Chánh Đạo có thể được nhìn thấy giống như một con sông lớn được hình thành từ những con suối nhỏ hợp lại và mỗi con suối nhỏ đều có tên và nhiệm vụ hoạt động riêng của chính nó. 

Nhờ sự tụ hợp góp sức của những con suối này mà con sông lớn mới tồn tại. Do đó tám phần khác nhau của Bát Chánh Đạo không phải là một tiến trình sắp xếp theo thứ tự nhất định, như là phần này phải đứng trước phần kia.

Mỗi người đều sẵn có tám phần khác nhau của Bát Chánh Đạo và Đức Phật là người đã chỉ cho người ta thấy được những năng lực có sẵn này, qua sự so sánh trong hai kinh nghiệm từng trãi trong đời của Ngài và rút ra một kết luận, để khuyên người đang đi tìm Đạo:" Đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh. Tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm". 

Vậy, Tám phần khác nhau của Bát Chánh Đạo có thể giúp được gì cho cuộc sống con người một cách thực tế, khi bản chất tham dục của con người là không bao giờ biết đủ?

Phân tích từ vựng trong câu này:

Tatra bhikṣavaḥ katama āryāṣṭāṅgamārgaḥ? | तत्र   भिक्षवः  कतम   आर्याष्टाङ्गमार्गः ?

Tatra (तत्र) là chữ ghép từ: tad (तद्) + tra (त्र). Tatra là thán từ và nó có những nghĩa như sau: đó là, nơi kia, giữa những cái này, một trong hai cái…

Bhikṣavaḥ (भिक्षवः)  là chủ cách và hô cách số nhiều của thân bhikṣu- (भिक्षु-) trong bảng biến thân ở dạng giống đực. Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) có nghĩa là các tỳ kheo … các tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc.

Katama (कतम) là đại từ nghi vấn và nó có những nghĩa như sau: là cái gì, ai, như thế nào…

Āryāṣṭāṅgamārgaḥ (आर्याष्टाङ्गमार्गः) là chủ cách số ít của thân āryāṣṭāṅgamārga- trong bảng biến thân giống đực của nó và nghĩa của nó là Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo hoặc Con Đường Thánh có tám đoạn…

Gom ý Việt

Tatra bhikṣavaḥ katama āryāṣṭāṅgamārgaḥ? | तत्र  भिक्षवः  कतम  आर्याष्टाङ्गमार्गः ?

Các Thầy Bát Chánh Đạo đó là gì?

Phân tích từ vựng trong câu này:

Tadyathā samyagdṛṣṭiḥ | samyaksaṃkalpaḥ | samyagvāk | samyakkarmāntaḥ | samyagājīvaḥ | samyagvyāyāmaḥ | samyaksmṛtiḥ | samyaksamādhiḥ iti || 

तद्यथा सम्यग्दृष्टिः | सम्यक्संकल्पः | सम्यग्वाक् | सम्यक्कर्मान्तः | सम्यगाजीवः | सम्यग्व्यायामः | सम्यक्स्मृतिः | सम्यक्समाधिः इति ||
Tadyathā (तद्यथा) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: như thế này, như sau, như là, đó là…

Samyagdṛṣṭiḥ (सम्यग्दृष्टिः) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + dṛṣṭiḥ (दृष्टिः).

Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Dṛṣṭiḥ (दृष्टिः) là chủ cách số ít của thân dṛṣṭi-( दृष्टि-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái. Dṛṣṭi ( दृष्टि) có những nghĩa như sau: nhìn, thấy, tầm nhìn thấy, nhìn xem xét, nhìn quan sát, điềm nhìn, thấu hiểu, biết…

Samyagdṛṣṭiḥ (सम्यग्दृष्टिः) là chủ cách số ít của thân samyagdṛṣṭi- (सम्यग्दृष्टि-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái. Samyagdṛṣṭiḥ có nghĩa là sự hiểu biết đúng đắng và theo Phật học Việt gọi là Chánh kiến hay Chính Kiến.

Samyaksaṃkalpaḥ (सम्यक्संकल्पः) là chữ ghép từ: samyak (सम्यक्) + saṃkalpaḥ (संकल्पः). Như đã biết samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Saṃkalpaḥ (संकल्पः) là chủ cách số ít của thân saṃkalpa- (संकल्प-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực. Saṃkalpa (संकल्प) được viết từ gốc chữ saṃkalp (संकल्प्) và nghĩa của nó là: sự cố ý, lý do, ý định, ý nguyện, lòng tin, giải quyết...

Samyaksaṃkalpaḥ (सम्यक्संकल्पः) là chủ cách số ít của thân saṅkalpa- (सङ्कल्प-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có nghĩa là sự suy nghĩ chân chính và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh tư duy hay Chính tư duy.

Samyakkarmāntaḥ (सम्यक्कर्मान्तः) là chữ ghép từ: samyak (सम्यक्) + karmāntaḥ (कर्मान्तः). Như đã biết samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Karmāntaḥ (कर्मान्तः) là chủ cách số ít của thân karmānta- (कर्मान्त-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực. Karmānta (कर्मान्त) được viết từ gốc: karma (कर्म) + anta (अन्त). Karma (कर्म) có gốc từ: karman (कर्मन्).

Karman (कर्मन्) cũng là chữ được ghép từ:  kṛ ( कृ) + man (मन् ). Karman (कर्मन्) là hô cách số ít của thân karma- (कर्म-) trong bảng biến cách ở dạng trung tính. Karman (कर्मन्) có những nghĩa thông thường được biết như sau: hành động, việc làm, sự làm, hành vi, công việc, lao công, nghiệp… 

Anta (अन्त) là hô cách số ít của thân anta- (अन्त-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: gần, giới hạn, bờ cạnh, kết thúc, chấm dứt, dừng lại, vấn đề, giải pháp…

Karman (कर्मन्) + Anta (अन्त) = Karmānta (कर्मान्त) (viết theo luật nối âm trong văn phạm tiếng Phạn : hai chữ a (अ) gần nhau đổi thành chữ ā (आ). a (अ)+ a (अ) = ā (आ)).

Karmānta (कर्मान्त) có những nghĩa thông thường được biết như sau: hoàn thành một hành động, một việc làm, một hành vi, một nghiệp.

Samyakkarmāntaḥ (सम्यक्कर्मान्तः) là chủ cách số ít của thân samyakkarmānta- (सम्यक्कर्मान्त) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có nghĩa là sự hành động chân chính không làm viêc giả dối và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh nghiệp hay Chính nghiệp.

Samyagvāk (सम्यग्वाक्) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + vāk (वाक्).

Samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Vāk (वाक्) là chủ cách số ít và hô cách của thân vāc- (वाच्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: giọng nói, lời nói, âm thanh của động từ, ngôn ngữ, diễn văn, lời thánh thiện…

Samyagvāk (सम्यग्वाक्):chủ cách số ít và hô cách của thân samyagvāc-( सम्यग्वाच्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có nghĩa là lời nói chân chính trung thực và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh ngữ hay Chính ngữ.

Samyagājīvaḥ (सम्यगाजीवः) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + ājīvaḥ (आजीवः). Như  đã biết samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Ājīvaḥ (आजीवः) là chủ cách số ít của thân ājīva- (आजीव-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: phương tiện để tồn tại, lối sống, cách sống…

Samyagājīvaḥ (सम्यगाजीवः) là chủ cách số ít của thân samyagājīva-(सम्यगाजीव-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có nghĩa là sự sống chân chính, không tham lam vụ lợi xa rời nhân nghĩa và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh mạng hay Chính mạng.

Samyagvyāyāmaḥ (सम्यग्व्यायामः) là chữ ghép từ: samyag (सम्यग्) + vyāyāmaḥ (व्यायामः). Như  đã biết samyag (सम्यग्) có gốc từ samyak (सम्यक्) và samyak (सम्यक्) được viết từ samyac (सम्यच्). Samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Vyāyāmaḥ (व्यायामः) là chủ cách số ít của thân vyāyāma- (व्यायाम-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: đấu tranh, thi đua, chống trả, nổ lực cố gắng…

Samyagvyāyāmaḥ (सम्यग्व्यायामः) là chủ cách số ít của thân samyagvyāyāma- (सम्यग्व्यायाम-) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có nghĩa là sự cố gắng nổ lực chân chính và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh tinh tấn hay Chính tinh tấn.

Samyaksmṛtiḥ (सम्यक्स्मृतिः) là chữ ghép từ: samyak (सम्यक्) + smṛtiḥ (स्मृतिः). Như đã biết samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Smṛtiḥ (स्मृतिः) là chủ cách số ít của thân smṛti- (स्मृति-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: trí nhớ, hồi ức,nhớ, kỹ niệm, bộ nhớ, ký ức, truyền thống, sử thi, tất cả các văn bản thiêng liêng và truyền thống pháp lý…

Samyaksmṛtiḥ (सम्यक्स्मृतिः) là chủ cách số ít của thân samyaksmṛti- (सम्यक्स्मृत्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có nghĩa là sự suy niệm chân chính, hay là nhớ đúng nghĩ đúng và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh niệm hay Chính niệm.

Samyaksamādhiḥ (सम्यक्समाधिः) là chữ ghép từ: samyak (सम्यक्) + samādhiḥ (समाधिः). Như đã biết samyak (सम्यक्) là thán từ và nó có những nghĩa như sau: cùng nhau, đồng dạng, khá, đúng, sạch, thích hợp, đúng, chính xác, chính thực, thực sự…

Samādhiḥ (समाधिः) là chủ cách số ít của thân samādhi- (समाधि) trong bảng biến cách ở dạng giống đực và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: gom lại, đoàn kết, hoàn thành, tập trung của tâm trí, suy ngẫm, định, thực hiện, nhận dạng đối tượng, kiểm soát của tâm…

Samyaksamādhiḥ (सम्यक्समाधिः) là chủ cách số ít của thân samyaksamādhi- (सम्यक्समाधि-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Nói cách khác là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình cho người và theo tinh thần Phật học Việt gọi là Chánh định hay Chính định.

Iti (इति) là bất phân từ, không biến cách và nghĩa của nó là: như vậy, bởi như vậy, như thế…

Gom ý Việt:

Tadyathā samyagdṛṣṭiḥ | samyaksaṃkalpaḥ | samyagvāk | samyakkarmāntaḥ | samyagājīvaḥ | samyagvyāyāmaḥ | samyaksmṛtiḥ | samyaksamādhiḥ iti || 

तद्यथा सम्यग्दृष्टिः | सम्यक्संकल्पः | सम्यग्वाक् | सम्यक्कर्मान्तः | सम्यगाजीवः | सम्यग्व्यायामः | सम्यक्स्मृतिः | सम्यक्समाधिः इति ||

Đó là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định như vậy.

Ý của 2 câu chung lại:

Tatra bhikṣavaḥ katama āryāṣṭāṅgamārgaḥ? | तत्र  भिक्षवः  कतम  आर्याष्टाङ्गमार्गः ?

Các Thầy Bát Chánh Đạo đó là gì?

Tadyathā samyagdṛṣṭiḥ | samyaksaṃkalpaḥ | samyagvāk | samyakkarmāntaḥ | samyagājīvaḥ | samyagvyāyāmaḥ | samyaksmṛtiḥ | samyaksamādhiḥ iti || 

तद्यथा  सम्यग्दृष्टिः | सम्यक्संकल्पः | सम्यग्वाक् | सम्यक्कर्मान्तः | सम्यगाजीवः | सम्यग्व्यायामः | सम्यक्स्मृतिः | सम्यक्समाधिः इति ||

Đó là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, như vậy.

Kính bút
TS Huệ Dân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Xem thêm