Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/11/2014, 10:46 AM

Văn bia cổ ở những ngôi chùa Nghệ An

Những tấm bia đá cổ ở các chùa Nghệ An là nguồn tư liệu gốc quý hiếm, có giá trị về lịch sử, văn hóa, là những di sản cần được bảo tồn, lưu giữu và là nguồn tư liệu phong phú cho khách thập phương đến tìm hiểu.

Theo kết quả kiểm kê, khảo sát của Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Nghệ An, bia cổ còn khá nhiều, tập trung ở các di tích là đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ…có nhiều loại bia, trong đó có 21 văn bia cổ  trong 17 ngôi chùa đã được UBND tỉnh Nghệ An phân cấp cho cho các địa phương bảo quản và phát huy tác dụng theo quyết định số 1017/QĐ-UBND.VX .  
Văn bia đá cổ tại chùa Bảo Lâm (Yên Thành)
Bia đá cổ ở các chùa Nghệ An phản ánh những nội dung sau: Ghi công đức người có công lớn đối với quê hương, đất nước. Đa số các tấm bia ở chùa đều ghi công đức những người có công xây dựng, tu bổ di tích, năm xây dựng, tu sửa và quy mô kiến trúc cụ thể từng lần xây dựng , tu bổ chùa cùng việc tô tượng…, được khắc trên bia đá  khá trang trọng, được tạo tác công phu như những tác phảm nghệ thuật bằng chữ hán, chữ nôm mang dấu ấn văn bia vùng đồng bằng Bắc bộ. 
 
Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều ngôi chùa có niên đại cách ngày nay hàng ngàn năm, trong số 17 ngôi chùa có văn bia cổ, có hai ngôi chùa có niên đại sớm nhất được văn bia khẳng định đó là văn bia chùa Bảo Lâm (xã Hoa Thành, huyện Yên Thành), nêu rõ chùa được xây dựng từ triều Lý vào năm 1061, văn bia chùa Yên Thái (xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu) ghi chùa có từ thời Lý Cao Tông(1186 - 1201), văn bia chùa Diệc (Tp.Vinh) có 2 bia, bia thứ nhất được dựng vào năm Canh Ngọ (1870), bia gồm có 2 mặt, mặt thứ nhất ca ngợi cảnh đẹp của chùa Diệc, cũng như quá trình hình thành của chùa, mặt thứ 2 ghi tên những người công đức, bia thứ 2 được dựng vào năm 1914 nói về việc trùng tu vào năm 1914 và những người công đức. 
 
Bên cạnh đó, nhiều tấm bia ở nhiều ngôi chùa còn miêu tả cảnh sắc quê hương, lòng tự hào dân tộc, lòng hướng thiện, nhiều tấm bia cổ còn chép những bài thơ, bài ký hay có giá trị về mặt văn học và lịch sử.

Hữu Tình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm