Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/08/2018, 13:35 PM

Vấn đề ái dục và lìa ái dục của quả vị A La Hán

Con không hỏi về cách hiểu quả vị A La Hán, mà hỏi về vấn đề ái dục và lìa ái dục, Thầy có thể giảng cho con cách hiểu đơn giản nhất? 

Hỏi: Kính bạch Thầy, như con được biết trong một số Kinh sách có nêu, trong năm sự của Đại thiên nêu ra thì sự đầu tiên là vị A La Hán vẫn còn xuất bất tịnh trong khi ngủ vì bị ma dẫn dụ. Thượng Tọa Bộ thì bác bỏ vì cho rằng vị A La Hán, người đã xa lìa ái dục, sân hận, si mê nên không có chuyện đó. Họ dẫn chứng: “Này Chư Tỳ kheo, những vị Tỳ kheo nào dù còn là phàm phu, nhưng đầy đủ Giới đức, chính niệm và giác tỉnh thì tinh dịch không xuất ra ngay cả trong lúc ngủ. Cho đến các vị du sĩ ngoại đạo, tâm đã xa lìa ái dục cũng không có sự xuất tinh? Do đó, cho rằng A La Hán vẫn còn xuất tinh là một chuyện ảo tưởng và không tự nhiên”.

Con không hỏi về cách hiểu quả vị A La Hán, mà hỏi về vấn đề ái dục và lìa ái dục, Thầy có thể giảng cho con cách hiểu đơn giản nhất? 

TRẢ LỜI: Nếu ta giữ gìn Giới thanh tịnh, đạt được vô lậu tâm giải thoát, thắng trí, Niết bàn thì vị ấy đã chấm dứt các dục về tâm và thân, vị ấy đã viễn ly hỷ, viễn ly lạc, viễn ly khổ, viễn ly thanh tịnh, trong đó có một khả năng rất đặc biệt đó là sự chấm dứt phóng tinh, mộng tinh của bậc Thánh tăng hay chấm dứt sự rụng trứng, thụ thai của bậc Thánh ni, dù cho các bậc Thánh tăng, ni ấy tuổi đời chỉ đôi mươi, sinh lực sung mãn.

Về nguyên lý vận hành sinh lý của con người cũng như con vật đều bị ý thức chi phối, đức Phật có dạy “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Sự sinh trưởng, sự ham muốn, sự lão hóa, sự dâm dục và sự chấm dứt sự sống này đều lấy dục (ý thức dục) làm căn bản. Lấy dục làm chỗ quy tụ, lấy dục làm y chỉ, cho nên chúng sinh đều sinh ra từ dục, sống trong dục và chết cũng từ dục, thân và tâm của chúng sinh luôn câu hữu và trao dồi với các dục qua sáu thức của căn cộng trú với phi như lý tác ý làm sung mãn hưng phấn các dục, thúc đây tiến trình sinh, lão, bệnh, tử diễn ra một cách khốc liệt, dục tầm càng sung mãn bao nhiêu thì sự chấm dứt sinh, lão, bệnh, tử càng sớm. Đức Phật có dạy “ví như dục của cây chuối sung mãn, cho ra buồng chuối lớn, chính buồng chuối lớn sẽ làm gãy ngã cây chuối, đưa cây chuối đến diệt vong”. Như vậy chúng ta đã nhận thức được rằng, dục nhiều thì khổ đau nhiều và dục nhiều sẽ làm cho ta không làm chủ được sinh, già, bệnh và chết. Trong đạo Phật có dạy rằng “phàm có dục tầm nào khởi lên liên hệ đến sáu căn, thời phi như lý tác ý, các dục được tăng trưởng và sung mãn, ta nói đó là vị ngọt của các dục”.

Một bậc vô lậu tâm giải thoát, vị ấy làm chủ dâm dục như thế nào. Thật là vi diệu không thể nghĩ lường, thân và tâm của chúng ta nó là một khối liên quan mật thiết với nhau rất chặt chẽ, ý dục thì thân hưng phấn, ý phiền não thì thân bệnh, ý hỷ thì thân khinh an, ý vô lậu thì thân vô dục.

Tâm là gì? Các yếu tố nào cấu tạo thành tâm? Đó là sáu thức của căn gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức (lục nhập). Nhưng đặc biệt các thức này đều lấy ý thức làm chỗ nương tựa, ý thức là ông chủ, lấy ý thức làm chỗ tác sinh. Khi sáu thức vô minh của căn tiếp xúc với sáu pháp trần gồm: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (xúc) liền câu hữu với dục làm cho các tuyến nội tiết bị kích thích hưng phấn, căn nào thức nào cũng đều có tuyến nội tiết của nó. Khi nhãn thức dục tiếp xúc với sắc liền đưa đến đắm nhiễm, kiết sử (ái) liền khởi tâm chiếm hữu và bảo vệ (hữu, thủ). Sắc có ba trạng thái tâm: sắc dục, sắc thức và sắc tưởng, trong câu hỏi này chỉ liên quan đến trạng thái tâm sắc dục, còn sắc thức và sắc tưởng không có liên quan gì trong câu hỏi này chúng ta sẽ bàn sau nếu đủ duyên.

Sắc dục có hai phần: sắc pháp và thức dục; sắc pháp là cảnh trần, thức dục là tâm vô minh, cho nên đức Phật có dạy: “Các pháp thế gian vui ít́ khổ nhiều, nguy hiểm lại càng nhiều hơn”. Sự nguy hiểm ở đây, đức Phật muốn nói đến đó là thức dục của chúng ta, còn sắc pháp nó cũng chỉ là các pháp trong thế gian (vạn pháp), bản chất của nó là bất khổ, bất lạc, chỉ có thức dục (tâm vô minh) của chúng ta ái, hữu, thủ cho nên ta mới sầu, bi, khổ, ưu, não, sinh, già, bệnh, chết. Khi thức dục (tâm vô minh) khởi tạo hướng tới dâm dục, tiếp xúc với nữ sắc liền dính mắc và thích thú cho nên đức Phật có dạy rằng: “Khi tâm thấy sắc liền nắm giữ tướng riêng và nắm giữ tướng chung”. Đức Phật cũng dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, ta không thấy một sắc nào luôn ngự trị nơi người đàn ông bằng sắc của người phụ nữ, còn nữa, này các Tỳ kheo, ta không thấy một sắc nào luôn ngự trị nơi người phụ nữ bằng sắc của người đàn ông”.
 
Khi nhãn thức dục thấy nữ sắc, nhĩ thức dục nghe giọng nói của nữ sắc, tỷ thức dục ngửi mùi hương da thịt của nữ sắc, thiệt thức dục nếm mùi vị của nữ sắc, thân thức dục xúc chạm nữ sắc, ý thức dục khởi nghĩ dâm dục với nữ sắc. Lúc bấy giờ thân sinh học của chúng ta bị các thức dục công phá mạnh mẽ, làm các tuyến nội tố tiết ra các hormone kích thích các bộ phận sinh lý của người nam hay người nữ, dẫn đến hành vi thân dâm dục, khẩu dâm dục, ý dâm dục, đưa đến phóng tinh của người nam và kích thích sự rụng trứng của người nữ. Đối với người nam khi ý thức dục bị ức chế thì chức năng của tưởng dục sẽ phát huy tính năng của nó dẫn đến phóng tinh qua giấc mộng (mộng tinh).

Đã làm thân nhân quả thì ý thức và tưởng thức đều bị chịu chi phối ở nghiệp, nghiệp thì phải luân hồi tái sinh, có tái sinh thì phải có dâm dục. Trong 12 nhân duyên, nghiệp (vô minh) sinh thức (vô minh) sinh hành (dâm dục) sinh danh sắc (thân nghiệp)... sầu, bi, khổ, ưu, não, sinh, già, bệnh và chết. Như vậy đến đây pháp Phật đã được sáng tỏ, quá rõ ràng, không che đậy, không hư dối. Ý thức dục khởi thì thân dục, khâu dục sinh khởi (hành vi dâm dục, phóng tinh, rụng trứng, sinh đẻ) do đó 12 nhân duyên được thiết lập cho một chuỗi nhân sinh quan có mặt. Ngoài ra khi ý thức dục phát khởi công phá thân dục cũng làm ảnh hưởng một số bộ phận khác trong cơ chế sinh lý của chúng ta nhưng trong câu hỏi này chỉ dừng lại ở sắc dục (sinh lý sinh sản).

Ngược lại đối với một bậc vô lậu tâm giải thoát, thắng trí, Niết bàn thì tâm của vị ấy đã hoàn toàn vô dục (tâm không phóng dật), tâm đã vô lậu thì đưa đến thân không còn dục, thân không còn dục thì các cơ chế sinh lý ngưng nghỉ, các tuyến nội tiết không còn bị kích thích cho nên các Hormone sinh lý để đưa đến dâm dục không xảy ra, do vậy sự phóng tinh ở Thánh tăng và sự rụng trứng của Thánh ni không thể thực hiện được. Tâm của các bậc Thánh thật là phi thường không thể nghĩ lường, tâm của vị ấy viễn ly hỷ, viễn ly lạc, viễn ly thanh tịnh, đó là năng lực của trạng thái tâm cuối cùng của Thất Bồ Đề phần, chính là xả giác chi. Đây là một trạng thái tâm thức phi thường giúp cho các bậc Thánh xóa bỏ đi các tiềm thức dục trong tâm (một trạng thái lãng quên), các cảm giác (thọ) dâm dục về thân, khâu, ý đều không có chỗ đứng trong ý thức thanh tịnh trí tuệ, thân thanh tịnh hỷ lạc khinh an của bậc Thánh.

Cho nên trong kinh có nói: “Chất bất tịnh nơi vị ấy không còn rỉ chảy” thân và tâm của vị ấy nhờ vậy mà được thanh tịnh, được sáng chói là vậy.

Một hành giả muốn đạt được các trạng thái năng lực này thì vị ấy phải sống trong Pháp và Luật của bậc Thánh, phải có giác ngộ chân lý diệt khổ, có chính tri kiến giải thoát, có đời sống thiểu dục, tri túc, có tiết độ trong ăn ngủ, đời sống phạm hạnh, ba y một bát, hành nghề khất thực, lập ba đức: nhẫn nhịn, tùy thuận, bằng lòng và ba hạnh: ăn, ngủ, độc cư, luôn chọn những trú xứ xa vắng làm chỗ tu tập và luôn sống trong đạo đức cung kính, không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh. Chỉ có độc nhất con đường Bát Chính đạo mới đưa đến chính trí, nhờ có chính trí chúng ta mới làm chủ các dục nơi thân và khâu. Có chính trí thì có tất cả (pháp pháp thường sinh pháp, muôn pháp tự duyên sinh, muôn pháp tự duyên diệt). Có chính trí rồi thì tự thân, khâu thanh tịnh, cho nên đức Phật có dạy: “khi ý thức thanh tịnh, muốn đạt được các quả hiện tại an lạc trú thì đạt được một cách dễ dàng không mệt nhọc, không phí sức, không nhức mắt, không đau đầu, giống như ta tự tiện đưa tay vào túi lấy đồ vật ra theo ý muốn của mình”. Đức Phật đưa ra cho ta một khái niệm về thời gian để chứng đạt chân lý nhiệm mầu này là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm, một con số nói lên được giá trị của Bát Chính đạo này vì nó là sự thật, là chân lý, không quá khứ, không tương lai chỉ có thiết thực hiện tại (thực tế) sống với trí tuệ giải thoát, Niết bàn chính là đây.

Khi đã thanh tịnh, hành giả không thể cưỡng lại được sự sung mãn của thiện Pháp, cho nên các Pháp này “không thầy chỉ dạy”, trí tuệ này “không thầy dạy bảo” ấy mới gọi là “trí vô sư”.

Nếu chúng ta hiểu rằng một bậc vô lậu tâm giải thoát mà không có trải qua các giấc mơ thì vô hình chung chúng ta phỉ báng trí tuệ của đạo Phật, chúng ta sẽ rơi vào phạm tội, tà kiến dẫn đến tổn giảm về thiện pháp, làm tăng trưởng các ác pháp. Tưởng là một uẩn không thể thiếu trong năm uẩn của nghiệp lực, nếu thiếu đi một uẩn thì ta không có mặt trong nhân quả này và quá trình 12 nhân duyên không bao giờ được thiết lập, quy trình tái sinh không diễn ra. Cho nên sự căn bản chúng ta nên biết trong quy luật vô thường sinh diệt của nhân quả thì luôn luôn phải có năm uẩn, trừ khi nào ta không còn thân nhân quả này nữa thì lúc ấy mới chấm dứt năm uẩn. Các bậc Thánh vô lậu (A La Hán) vẫn còn mang thân nhân quả của nghiệp, thì thân ngũ uẩn vẫn hoạt động nhưng cường độ công phá của nó đã bị tổn giảm một cách đáng kể, hầu như vô hại đối với trí tuệ của năng lực tự thân của vị ấy. Về tâm lực, vị ấy đạt chính trí, về thân lực vị ấy đạt khinh an, vượt khỏi các khổ ách do cảm thọ của thân nghiệp đưa đến. Như vậy đối với một bậc vô lậu giải thoát thì năm uẩn vẫn hoạt động bình thường theo tính năng của từng uẩn của nó. Ở đây chúng ta nên hiểu tưởng uẩn, tưởng thức, tưởng tri như thế nào cho đúng theo trí tuệ của đạo Phật, nếu sai lệch sẽ rơi vào tà kiến vô minh, hậu quả của nó thật là khốc liệt.

Nếu Phật giáo đi vào thờ cúng, cầu an, cầu siêu, tụng kinh, gõ mõ, thiền định thì có nghĩa là đã hiểu sai giáo lý trí tuệ của đạo Phật cho nên chúng sinh sẽ vô minh tà kiến, mê tín cực đoan gây ra không biết bao nhiêu là khổ đau trong cuộc đời này, thật là đáng tiếc, thật là đau lòng.

Thế nào là tưởng uẩn? Là một tưởng của nghiệp lực, là một sự bất biến trong nhân quả, trong không gian vũ trụ này luôn luôn có và tồn tại một năng lực của tưởng cũng giống như của sắc, thọ, hành và thức, năm năng lực của uẩn này luôn có trong không gian vũ trụ này. Chính vì vậy mà các sinh linh sự sống trên các hành tinh được thiết lập và tồn tại, cho nên tưởng uẩn không có ở trong ta, đủ duyên ta chỉ vay mượn trong một thời gian, hết duyên ta phải trả lại cho môi trường của vũ trụ.

Thế nào là tưởng thức? là sự hiểu biết và nhận thức trên sáu căn trong thế giới chiêm bao mộng mị của nó. Trong giấc mơ sáu căn của ta vẫn hoạt động, mắt vẫn thấy sắc, tai vẫn nghe âm thanh, mũi vẫn ngửi thấy mùi hương, lưỡi nếm được mùi vị, thân vẫn thấy xúc chạm, ý vẫn khởi nghĩ. Các cảm giác về tâm ta cũng biết thương, yêu, giận, ghét, tham, sân, si, mạn, nghi. Các cảm giác về thân ta cũng biết nóng, lạnh, đói, khát và sự khoái lạc về dâm dục,…

Như vậy trong thế giới của mộng mơ ta cũng có cái thấy và biết, đó là thức của tưởng nên gọi là tưởng thức là vậy.

Thế nào là tương tri? Nó là ý thức của chúng ta nhưng vì vô minh nên hiểu sai đi sự thật, sai đi tính thực tế của các pháp. Ví dụ ý đức Phật nói về tam Giới là nói về ba trạng thái tâm thức, nhưng vì vô minh nên thức này hiểu sai liền nghĩ về thế giới siêu hình; hoặc đức Phật nói về sáu trạng thái tâm thức luân chuyển của một kiếp nhân sinh quan, nhưng với ý thức vô minh thì hiểu về sáu cõi luân hồi… Cho nên tưởng tri vẫn là ý thức của ta, nếu ta diệt nó thì ta giết chết ý thức của mình và rơi vào trạng thái vô phân biệt mà một số hành giả thường mắc phải mà cho là chứng đạo, thật là đau xót.

Một số vị tu hành cho rằng tưởng thức là vọng tưởng, là dục nên cần phải đoạn trừ, tại vì sao? Vì các vị này ở thân và tâm còn đầy rẫy các dục, các vị vì tưởng tri (hiểu sai) nên giữ giới không thanh tịnh, tà kiến đi sai con đường thánh đạo tám ngành nên khi đi vào thiền định thường rơi vào loạn tưởng hoặc vô ký, trạng thái này công phá dữ dội trên thân và tâm nên các cảm thọ về khổ xuất hiện, cho nên các vị cho rằng diệt vọng tưởng (tưởng tri) là hết khổ là hết lậu hoặc là chứng đạo, hầu hết các vị này đều rơi vào các trạng thái tưởng thức: Không Vô Biên Xứ Tưởng, Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng.

Qua đây chúng ta đã thông suốt được ba ý nghĩa của tưởng một cách chân chính, trí tuệ không mơ hồ trừu tượng, mạch lạc dễ hiểu. Như vậy một vị A La Hán vẫn có giấc mơ nhưng là giấc mơ thiện, không còn tham, sân, si các phiền não, không còn thấy về dâm dục. Thay vào đấy là giấc mơ thấy mình là người đạo đức, tu hành phạm hạnh luôn mang đến cho chúng sinh nhiều điều tốt đẹp, hướng đến giác ngộ giải thoát, giấc mơ thường thoáng qua như một làn gió mát thanh thản, khi thức dậy thấy trong tâm tràn đầy sự hoan hỷ nhưng trong chốc lát đã đi vào quên lãng nhờ năng lực của xả giác chi.

Sa môn Quang Hạnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2018
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm