Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/12/2014, 20:32 PM

Văn hóa báo chí

Văn hóa thể hiện qua nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực thể hiện một trình độ văn hóa nhất định. Người cầm bút là một trong những loại văn hoa cao cấp, thể hiện tầm nhìn, nhận xét qua văn phong để định hướng độc giả theo quan điểm khách quan có chuẩn mực. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn không thiếu những tờ báo dùng lãnh địa riêng để tung ra những ngôn từ thiếu văn hóa, mục đích mạt sát đối tượng.

Báo Người Cao Tuổi ngày 26/12/2014 qua chủ đề: "Khánh Hòa: Thêm một ông “sư hổ mang” phơi mặt".

Nội dung liên quan đến nhà sư Chúc Minh ở Khánh Hòa, sự việc chưa có kết luận chính xác khi Giáo hội đang xác minh. Báo Khánh Hòa cũng đã bị phạt 20 triệu về vấn đề tung tin thiếu kiểm chứng và đưa hình ảnh thiếu văn hóa, vì vậy báo Khánh Hòa đã xếp hồ sơ chờ kết luận của Phật giáo và cơ quan chức năng. Thế nhưng, báo "Người cao tuổi” lại dậy lên sự kiện với lời lẽ hết sức vô văn hóa: "Bài III: Trả lại danh thắng quốc gia và đuổi những “sư hổ mang” ra khỏi chốn tu hành".
 Ảnh chụp màn hình báo Người cao tuổi
Chùa chiền là chốn linh thiêng. Ở đó, thầy chùa có vai trò hết sức quan trọng và nhạy cảm. Không ai khác mà chính thầy chùa là tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi, xỉ hả của đức Phật. Ngoài trách nhiệm là người truyền dạy giáo lí, đạo pháp, thầy chùa còn là một công dân, luôn được tôn kính và ngưỡng mộ. Bởi vậy, ở nơi cửa Phật không có chỗ cho “sư hổ mang” nương thân!…

“thầy chùa và sư Hổ Mang” là ngôn từ của giới thất học ám chỉ về hành vi của một tu sĩ, loại văn nói dân giả khinh miệt đối tượng; người cầm bút có lối văn tao nhã hơn mà vẫn lột tả được ý tưởng tương tự như thế. Đồng ý tổ chức nào cũng có “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng không có nghĩa những con sâu đó đại diện cho một tập thể được gọi chung là “thầy chùa - sư hổ mang”. Một cá nhân dù mang danh hiệu nào, hàm tước nào, hình thức nào một khi đã đi ra khỏi giới điều, quy phạm thì không còn xứng đáng với chức danh của tập thể đó, nếu phạm pháp chưa xác định thì gọi là “nghi can”, đã xác định gọi là “can phạm”, được tòa kết tội gọi là “phạm nhân”; luật thế gian đã phân biệt rõ như thế huống nữa là một tôn giáo, không thể gọi một tu sĩ phạm giới gọi là thầy tu, thầy chùa mà gọi là phạm Tăng, tùy tội năng nhẹ tác pháp Yết Ma để luận tội hoặc  tẩn xuất hoặc biệt trú...Khi sự vụ chưa được xác minh rõ ràng, dùng từ “thầy chùa-sư hổ mang” gán ghép cho một đối tượng cho dù nhân cách đối tượng đó không xứng đáng, thì liệu người cầm bút có xứng đáng để bình phẩm đối tượng như thế chăng? 

Chùa chiền là chốn linh thiêng. Ở đó, thầy chùa có vai trò hết sức quan trọng và nhạy cảm. Không ai khác mà chính thầy chùa là tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi, xỉ hả của Đức Phật. Ngoài trách nhiệm là người truyền dạy giáo lí, đạo pháp, thầy chùa còn là một công dân, luôn được tôn kính và ngưỡng mộ. Bởi vậy, ở nơi cửa Phật không có chỗ cho “sư hổ mang” nương thân!…

Cho dù thiện ý của báo “người cao tuổi” muốn trong sạch hóa Phật giáo, nhưng cách ăn nói như thế, bản thân mình chưa đủ nhân cách thì  làm trong sạch ai?

Báo giới không phải là mãnh đất vô chủ để dương oai diễu võ, múa gậy vườn hoang, xem thường hàng triệu độc giả. Nhất là báo: người cao tuổi” cũng đã từng có những bài báo nhục mạ tu sĩ.

Thừa nhận Phật giáo không hoàn toàn có những tu sĩ trong sạch, nhưng cũng không có nghĩa Phật giáo toàn là tập thể ô hợp, bất cứ tôn giáo nào cũng thế.

Mong báo Người cao tuổi sẽ không tiếp tục đi vào con đường nhục mạ kẻ khác bằng văn phong hạ cấp như vậy. Riêng Phật giáo, không những kịp thời phát hiện những tệ nạn nội bộ để sửa sai, cần liên lạc với báo giới để giải trình và nắm vững vấn đề tránh làm tổn thương tập thể chỉ vì một vài thành phần bất hảo tạo ra.

Minh Mẫn
Chú thích: Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả Minh Mẫn, một cư sĩ Phật giáo ở thành phố Hồ Chí Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm