Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/12/2015, 09:28 AM

Về chùa Nhẫm Dương đi "chợ Phật giáo"

Chùa Nhẫm Dương là vùng đất hội tụ sự linh thiêng của núi sông, là nơi khai sinh ra Thiền phái Tào Động của Việt Nam và cũng là vùng đất in dấu Phật giáo của xứ Đông.

Đã từ lâu chúng tôi biết đến chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là tổ đình Thánh Quang ở thôn Châu Xá, xã Duy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương như một “Hạ long trên cạn” của mảnh đất xứ Đông. Nhưng mãi đến tận giữa tháng 12 này, nhờ sự tạo điều kiện của Ban TTTT T.Ư GHPGVN chúng tôi mới có dịp tìm đến chùa để tham dự Hội thảo khoa học “Thiền phái Tào Động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương giá trị lịch sử, văn hoá và Phật giáo”.
 
Tranh thủ giờ nghỉ buổi trưa, trong khi các đại biểu, quý Thầy và phật tử gần xa đang hoan hỉ dùng cơm chay, chúng tôi được người nhà chùa Thánh Quang cho biết: “Chùa Nhẫm Dương không chỉ có các hang động đẹp, cảnh quan hùng vĩ mà còn có chợ Phật giáo buôn bán quanh năm…” . Theo hướng chỉ dẫn của người nhà chùa, chúng tôi đi xuống dưới khu nhà bếp thì quả đúng như những gì mà người nhà chùa tâm sự.

Trước mặt chúng tôi là cảnh mua bán tấp nập của phật tử gần xa và nhân dân trong vùng. Gọi là chợ Phật giáo cho đúng nghĩa, thực chất đây là khu chợ bán những đồ về đạo Phật,  từ quần áo, mũ, tràng hạt, giầy dép, túi đến sách báo và tạp chí. Giữa một khoảng đất rộng phía dưới sân chính của tự viện, Sư cô Thích Diệu Mơ trụ trì chùa đã cho chuyển những xe đất đồi pha với đá nhỏ để làm sân dưới, vừa để nơi gửi xe, vừa để làm khuôn viên cho nhà bếp và giành một không gian nhỏ để cho mọi người bán đồ nhà Phật.
 
 
Hôm nay chúng tôi có mặt tại chợ, cũng đúng vào ngày diễn ra Hội thảo khoa học. Cho nên lượng người đổ về chùa đông hơn rất nhiều, ngoài các đại biểu, các nhà nghiên cứu khoa học, các quý Thầy ở các tự viện trong cả nước về chùa, còn có cả những phật tử và nhân dân trong vùng đến tham dự. Trên sân phía trên trước cửa ngôi chính điện, các đại điểu đang chăm chú nghe các nhà khoa học trình bày tham luận, còn ở phía sân chùa là cảnh tấp nập mua bán các đồ Phật giáo.

Chị Nguyễn Thị Tình đang nhanh tay giới thiệu cho các phật tử từng món đồ, vui vẻ cho biết: “Chị bán hàng đạo Phật đã hơn 10 năm nay rồi, các mặt hàng của chị tất cả đều về Phật giáo, nói chung bây giờ mọi người đi lễ Phật nhiều và đủ các loại lứa tuổi nên hàng cũng dễ bán. Ngoài bán ở chùa Nhẫm Dương, chị còn đi nhiều chùa và các lễ hội ở các tỉnh để bán”. 

Cách đó không xa, anh Trần Văn Nam cũng đang tận tình giới thiệu cho các phật tử về các loại sách, từ sách về Phật giáo, thờ cúng tổ tiên đến các loại sách mang nội dung văn hoá Việt Nam. “Hôm nay biết chùa có Hội thảo, nên mình đã đến đây từ sáng sớm bày hàng ra bán. Anh chủ yếu bán sách không bán mặt hàng khác, nói chung sách thì nhiều, nhưng bán sách về Phật giáo thì không có mấy người bán. Mình bán cho vui, chứ mình đọc là chính đó mà”.

Cũng theo những người bán hàng ở chợ cho biết: Trước kia chỉ có người già, người trung tuổi là đi chùa lễ Phật. Nhưng nhiều năm trở lại đây lượng người đi chùa ngày càng đông hơn, đủ các thành phần và lứa tuổi. Vì vậy, sau khi mọi người đến chiêm bái, lễ Phật xong lại có thói quen tìm xuống các gian hàng bày bán các vật dụng của đạo Phật. Có du khách lạ mắt đến xem, cũng có nhiều người tìm đến mua như một vật làm kỷ niệm. Điều đáng nói ở khu chợ này là không hề có sự mất cắp đồ hoặc mặc cả, nên ai cũng vui vẻ. 

Đang mải lựa chọn cho mình những món đồ của nhà Phật, cô Bùi Hồng Lan – phật tử Hà Nội cho biết: “Cô có thói quen mỗi khi đi chùa đều mua một thứ gì đó vừa để làm kỷ niệm, vừa để lấy may và làm quà cho con cháu. Các mặt hàng Phật giáo không đắt mà lại mang đậm tình nhân văn và một lòng hướng Phật cháu ạ!”.

Vẫn nở nụ cười trên môi, chị Tình tâm sự: “Cách đây 2 năm khi chị bán hàng trên chùa Côn Sơn, thuộc Thị xã Chí Linh vào đúng mùa lễ hội. Có hai phật tử ở Hà Nội về dự lễ vào hàng của chị xem và mua hai chiếc áo dài phật tử. Do mải xem hàng, nên hai phật tử đó quên không trả tiền. Nhưng hai hôm sau, chị thấy hai người phật tử đó đến gian hàng của chị xin lỗi và trả tiền. Vì ai tìm đến chùa, tìm đến các gian hàng bán đồ Phật giáo đều mang tâm hướng Phật, nên khi về tới gia đình kiểm tra thấy có hai chiếc áo, nên hôm sau bắt xe xuống trả tiền chị. Và những câu chuyện như vậy là chuyện bình thường của những người bán hàng Phật giáo”.

Có thể nói, những năm gần đây, cùng với các tín đồ tôn giáo khác được Đảng và Nhà nước ta công nhận, thì đạo Phật ngày càng có sức sống lan toả tới mọi chúng sinh, hướng chúng sinh, hướng con người đi theo cái Thiện, cái Đức, giáo hoá lòng từ bi của Đức Phật. Trong suốt hành trình gần 3 năm làm truyền thông Phật Giáo, chúng tôi luôn cảm nhận được sự hoan hỉ của mọi phật tử ở các vùng miền khi tìm đến chùa lễ Phật để lòng được thanh tịnh, thảnh thơi. Và hôm nay, chúng tôi còn thấy an vui hơn khi tại một nơi tự viện giữa vùng đất trung du và núi đá, lại có sự hiện diện của nhà Phật với cảnh chợ quê Phật giáo. 

Nếu như nói hơi quá khi chúng tôi thừa nhận rằng: Chùa Nhẫm Dương là vùng đất hội tụ sự linh thiêng của núi sông, là nơi khai sinh ra Thiền phái Tào Động của Việt Nam và cũng là vùng đất in dấu Phật giáo của xứ Đông. Điều đó được thể hiện qua sự gần gũi, tận tình, cái Tâm – cái Tầm của sư cô Thích Diệu Mơ; nét chân chất hồn quê của những người dân thân thiện Châu Xá và sự niềm nở, chân thành, giản dị của các phật tử nơi đây.

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm