Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2013, 15:29 PM

Về đêm văn nghệ “Trái Tim bất diệt”: Một khe hở của sự bế tắc?

Nếu tinh ý, người xem sẽ thấy được ngay sự tùy tiện này trong một chương trình văn nghệ. Thí dụ chương trình Mừng Phật Đản bỗng dưng có một hai bài ca về quê hương, về mẹ lọt vào.

Nhờ sự hỗ trợ tận tình của các đạo hữu lân cận, tôi đã được xem “nguội” chương trình mang tựa đề rất lớn “Trái Tim bất diệt” do Ban Văn hóa THPG Tp.HCM tổ chức tại sân Lan Anh đêm 17/05/2013 vừa qua.

Qua nhiều nguồn tư liệu, có cả  từ những cuộc đàm luận của chư vị lãnh đạo Giáo hội và nhất là giới văn nghệ sĩ Phật giáo, xin mạn phép viết đôi dòng này chia sẻ cùng những ai quan tâm đến văn nghệ Phật giáo, dù ban đầu định rằng thôi bởi những sự kiện tương tự vốn đã được cảnh báo, lên tiếng và góp ý nhiều lần, đã trở thành cơn bệnh kinh niên khó trị, nếu nói theo một vị lãnh đạo đó là “Nước đổ lá…sen”. 
Ảnh quảng cáo

Có thể nói ngay rằng, trong thời buổi hiện nay, khó khăn nhiều mặt, nhất là với hiện trạng văn nghệ Phật giáo như con nước rong dật dờ, tổ chức được một đêm văn nghệ như vậy quả là một cố gắng không nhỏ.

Tuy nhiên, xét về đẳng cấp quy mô, hướng đến kỷ niệm một sự kiện quan trọng như chính  tựa đề chương trình thì công lao của những nhà tổ chức, thực hiện chỉ dừng lại ở ngưỡng một chương trình văn nghệ  dưới mức bình thường. Liên tưởng về một đêm văn nghệ của anh, chị, em GĐPT, có thể “dưới mức không chuyên” nhưng trên hết ở đó có một  tấm lòng và sức mạnh mà chương trình “Trái Tim bất diệt” chúng ta đang nói, chưa có được?.

Thử nghĩ, các em làm văn nghệ không có tài trợ, không có sự ủng hộ từ phía lãnh đạo và nhất là không có danh xưng; có chăng chỉ là danh xưng GĐPT như nửa thế kỷ qua các em đã và vẫn đang thực hiện, song hành cùng đạo pháp. Nhưng có một điều duy nhất và chắc chắn rằng về ý nghĩa chào mừng hay tưởng niệm, kỷ niệm thì vẫn ngang nhau. Cứ nhìn sức sống và tồn tại của tổ chức này chúng ta sẽ thấy ngay điều đó. Thậm chí ở một  ngôi chùa lớn, từng có làm nhiều chương trình văn nghệ đình đám, có làm phim và đủ thể loại văn nghệ nhưng tuyệt nhiên quên đi một đơn vị GĐPT của mình, mang tên chùa mình, vẫn đang âm thầm sống bên dưới một góc khuất của sân chùa. Thế mà đơn vị này vẫn sống được, vẫn sinh hoạt, vẫn ca hát  đấy thôi. 
 Ảnh văn nghệ GĐPT

Theo đánh giá chuyên môn của giới am tường sân khấu, thì chương trình “Trái Tim bất diệt” cũng mang phong cách avant-garde và mise-en- scene rất hiện đại, giúp ích rất nhiều trong kỹ thuật dàn dựng và thuận lợi cho  ca sĩ, nhạc sĩ trong việc hòa âm. Tất nhiên là phải thuê mướn mới có. Không sao cả vì đã có nguồn tài trợ dối dào, có đồng tiền trong tay việc gì cũng xong. Nhưng còn lại là gì, tức là những vấn đề mà không có đồng tiền nào có thể "làm thay" được, đó là chất lượng nội dung. Chương trình “Trái Tim bất diệt” có một số hạt sạn, sau:

Nhân tố thực hiện

Có chức danh “chủ nhiệm” tức là có chi - có thu. Có thư ký chương trình là có biên tập, kiểm soát chặt chẽ. Như vậy khả năng am tường hay ít nhất  hiểu biết vài thông số nghệ thuật sân khấu chắc chắn là phải có (?). Trong chương trình “Hương Sen Mầu Nhiệm” năm 2010 của Ban Văn hóa Phật giáo Hà Nội, TT.Thích Minh Hiền có phát biểu thật lòng đại ý rằng là nhà tu hành, khi  lăn lộn  làm văn nghệ thì cũng phải học nhiều thứ, kể cả học chính các nghệ sĩ tham gia, thậm chí học những từ ngữ chuyên môn  trong và ngoài sân khấu.

Vậy Ban Văn hóa THPG Tp.HCM  lấy danh xưng thực hiện chương trình hay của một vài vị được giao khoán công việc mà có? Nếu là của Ban Văn hóa THPG đích thân chỉ đạo thực hiện thì những sai phạm (sẽ trình bày dưới đây) thì sẽ khó có thể chấp nhận được và ai là người phải chịu trách nhiệm?

Nhớ “triều đại” Ban Văn hóa khóa trước, người ta cũng làm văn nghệ chỉ cần hai người thôi, một người ôm túi tiền đến từng nhà các ”sao” đặt vấn đề mặc cả; mỗi ngồi ở nhà lên kế họach chỉ huy, và ngày biểu diễn chỉ cần mời lãnh đạo lên phát biểu khai mạc là …thành công! 

Chương trình "Trái Tim Bồ tát" theo mô thức nào?

Như vừa trình bày trên, chương trình cũng mang dấu ấn khá tiên tiến, nhưng thật ra đây chỉ là mô thức của chùa Hoằng Pháp từng làm. Giống từng  milimét một. Cũng múa máy quay cuồng, (có cả múa dẻo), khói  lửa, một tấu hài, một vọng cổ và nhất là không thể thiếu hình bóng các vị xuất gia xuất hiện đại trà trên sân khấu, đã trở thành nhãn hiệu có cầu chứng lâu nay.

Mô thức này của riêng chùa Hoằng Pháp, có lợi thế riêng và có ý nghĩa riêng vì những  việc làm này cốt chỉ để hỗ trợ các chương trình tu học ở bản tự, vì thế mà lâu nay các chượng trình quay phim ca nhạc ở nơi này vẫn yên ổn (yên vị), không sao cả. (Tuy rằng ê kíp thực hiện các chương trình này đều tự tin giao phó cho quý  thầy trẻ năng động của chùa tự lo liệu lấy). Nhưng nếu ngoài mục đích đó, các chương trình này lấn sân ra ngoài thì là một chuyện khác. Có lẽ chùa Hoằng Pháp cũng đã ý thức được như vậy.

Như vậy chương trình “Trái Tim bất diệt” được thực hiện bởi danh xưng quá lớn, nơi lãnh đạo và phát triển văn nghệ Phật giáo mà phải đi vay mượn bản photocopy của chùa Hoằng Pháp thì nên thẩm định lại tư duy của lãnh đạo và các cán…bộ văn hóa Phật giáo. Khó có thể chấp nhân được điều này.

Ý nghĩa nội dung

Chương trình mang danh tưởng niệm Bồi tát Thích Quảng Đức bằng biểu tượng “Trái Tim bất diệt” trong dịp kỷ niệm 50 năm Pháp nạn PGVN. Xuyên suốt chủ đề là vậy cho nên rất khác các chương trình văn nghệ ở chùa mà muốn đưa tiết mục nào vào cho đầy cũng được. Ở chương trình đang nói đến lại rơi tự do vào lỗ hổng tùy tiện đó, làm mất hết ý nghĩa tôn xưng và tưởng niệm đến Bồ tát Thích Quảng Đức.

Nếu tinh ý, người xem sẽ thấy được ngay sự tùy tiện này trong một chương trình văn nghệ. Thí dụ chương trình Mừng Phật Đản bỗng dưng có một hai bài ca về quê hương, về mẹ lọt vào. Điều đó có nghĩa rằng BTC, chùa hay mấy vị môi giới nghệ sĩ cần sự có mặt của ngôi sao A, Z hơn là nội dung. Tình trạng này thường xảy ra ở thập niên 90, khi văn nghệ và tác phẩm Phật giáo chưa nhiều.

Ngày nay đã  giảm bớt rất nhiều. Nhưng dù giảm hay tăng tình trạng này thì với một Ban Văn hóa không thể để xảy ra dưới bất cứ lý do nào. Mang danh Bồ tát  Thích Quảng Đức mà nội dung chính chỉ bảng lãng, mất hút vào dòng xoáy hung hãn của ca múa lạc đề. Ngay như bài  vọng cổ “Quả Tim bất diệt” cũng không phải không có vần đề phải bàn nhưng vì sự tế nhị không tiện phân tích sâu, chỉ cầu mong trí tuệ mỗi vị nghe và tự phán đoán lấy. Kéo theo sau đó là sự lộ liễu về cảm tính quá đà thật đáng lo ngại.

Riêng về nhóm tấu hài Nhật Cường với những mảng miếng quăng bắt bằng thơ ca Nhật Cường qua nhàm chán, không biết trong chương trình này  BTC muốn dâng lên Bồ tát Thích Quảng Đức điều gì?

Hơn ai hết văn nghệ Phật giáo chúng ta lúc nào cũng trân trọng các ca sĩ, nghệ sĩ tham gia đóng góp theo từng sở trường nghề nghiệp của mình, điều đáng nói ở đây là trách nhiệm và khả năng chuyên môn của người thực hiện.

Thí dụ hình ảnh NSƯT Nhất Sinh dựa vào lợi thế chiếc đầu đã cạo sẵn, nhờ người khác đắp y áo vào để ca bài của mình là Khúc Thiền Ca. Lẽ ra người có trách nhiệm phải nên cố vấn cho anh để khỏi phải làm cái chuyện mà có thể các nghệ sĩ cho rằng mình giống thầy tu nhất thì với những tăng, ni, phật tử có chút lòng tự trọng  phải run sợ khi tự tiện đắp vào người bộ y áo mà giới luật rất nghiêm ngặt. Chưa nói đến nó còn xúc phạm (lại xúc phạm) đến hình ảnh của các bậc xuất gia khả kính của chúng ta. Mong rằng từ nay sẽ không còn xuất hiện những hình ảnh khó coi hay nói nhẹ hơn là phản cảm.
 nh NSƯT Nhất Sinh

Còn rất nhiều tiết mục lạc đề khác nữa trong chương trình mang ý nghĩa thiêng liêng này mà qua đó bộc lộ khả năng, tư duy và nghệ thuật sân khấu còn hạn chế của chính các vị tổ chức.

Hãy cứ nhìn vào tiết mục Đất Nước Huyền Thoại của Đức Chính do ca sĩ Ê Ban Tú biểu diễn, không biết các vị tổ chức muốn dâng lên Bồ tát Thích Quảng Đức điều gì?

Còn một điều rất đáng trách nữa, ấy là bài nhạc Trái Tim Bồ Tát của nhạc sĩ Trường Long (không phải Tường Long như chương trình nói), một tác phẩm tuy có một vài cấu từ chưa chuẩn xác về Phật học, nhưng đã đi vào lòng công chúng Phật giáo ngay từ khi sự kiện Pháp nạn năm 1963 vừa chấm dứt. Thế mà có vị trong BTC lại tự ý cho đó là bài hát không có trong danh mục được phép biểu diễn?!

Nếu chương trình này được in ra phát hành để lấy qũy cho Ban Văn hóa (lời một Ni Trưởng) thì chi tiết thiếu vắng lời giới thiệu bài này sẽ là thước đo kiến thức văn nghệ Phật giáo của chính  BTC. Tương tự, nếu trong cuộc hội thảo chi đó ở Đại Nam sắp tới đây  BTC có bê nguyên xi chương trình này trong tinh thần thừa thắng xông lên thì không biết điều gì sẽ xảy ra? Thật đáng lo ngại biết bao.

Ban Văn hóa THPG có rút ra được ưu khuyết điểm nào trong cuộc phiêu lưu đưa danh xưng Bồ tát Thích Quảng Đức vào nhiều ngõ cong quẹo  như vậy qua mô thức của chùa Hoằng Pháp vốn chỉ phục vụ nội bộ chùa? Một chương trình có nhiều điều cong quẹo như thế mà hầu hết các  trang web hay blog của các vị trong BTC đều giật hành tít to lớn là "Đêm Văn nghệ hoành tráng", "Đêm Văn nghệ thành công mỹ mãn…"
                
Hơn tám năm trời trôi qua  trong sự chờ đợi thất vọng, mỏi mòn của  giới hoạt động văn nghệ Phật giáo, những tưởng đã qua rồi cơn ác mộng nào ngờ lại vấp phải một dự báo bốn năm nữa của huyệt lạnh sâu đang chôn dần mòn khái niệm văn nghệ Phật giáo mà dấu ấn “khai phóng” chính là chương trình “Trái Tim bất diệt” này.

Đáng kinh ngạc hơn là cuối chương trình còn xuất hiện thêm một danh xưng cũng TRÁI TIM khác, giúp người xem no mắt so sánh với trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức?!

Dương Kinh Thành

Chú thích: Bài viết thể hiện văn phong, quan điểm và góc nhìn riêng của tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm