Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/08/2013, 11:58 AM

Vẻ đẹp “Đồi tâm linh” ở Buôn Đôn

Đâu đó văng vẳng tiếng du dương, nghe như những tiếng thì thầm, thực sự lắng lòng lại, an tịnh đôi chút, nếu bạn ở đó cùng tôi, sẽ chung cảm nhận, rằng đó là những sắc thanh của đất mẹ, của hồn thiêng núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ…

Điểm dừng chân cuối nơi Đồi tâm linh Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Daklak, là tháp chuông trên triền núi, cách mặt đất chừng 400m.

Dạo quanh khuôn viên chính của Đồi tâm linh, “thăm hỏi” từng vị La Hán, rồi tới chiêm bái tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tátcao gần 40m, cũng mất gần… một tiếng đồng hồ. Mải mê chụp ảnh, đến khi một chị phật tử gọi điện mấy lần, kêu về vì sợ muộn, khi đó tầm 5 giờ chiều.

Mới nghe các chị nói về Đồi tâm linh, tôi cứ nghĩ, cũng đơn giản như những khuôn viên tâm linh ở một số khu du lịch sinh thái, nhưng...thật ngỡ ngàng... 



Nhưng đến nơi, tôi thực sự ngỡ ngàng khi thấy một vườn La Hán, tôn tượng các ngài được tạc bằng đá nguyên khối sắc đen huyền, lung linh trong áng chiều rực rỡ. Mỗi ngài mỗi vẻ, ngài nào cũng toát lên vẻ oai nghi, nghiêm thường khó tả; cảm nhận sâu thẳm trong tôi là sự rúng động trong tĩnh lặng, như cảm niệm hạnh nguyện các ngài mà mới chỉ được biết qua Kinh sách…

Tiếng Kinh bổn nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát vang vọng nơi khu đồi rộng hàng trăm héc ta, không gian thêm phần nghiêm tịnh, tôi thấy trong lòng thư thái lạ, chẳng thấy chút mệt mỏi dù rảo bộ hơn một tiếng, thỏa sức vãn cảnh và chụp ảnh. Trời chiều rực nắng vàng, nhưng thanh mát, gió từng đợt xào xạc trên cao. Không biết, có phải vì là Đồi tâm linh, mà tôi cảm nhận những sự huyền bí, ví như tôi đứng nơi đâu nắng rọi, nơi đó gió mát lạ thường, như thể từng làn gió che chở, bao quanh chỗ tôi đang đứng…

Đâu đó văng vẳng tiếng du dương, nghe như những tiếng thì thầm, thực sự lắng lòng lại, an tịnh đôi chút, nếu bạn ở đó cùng tôi, sẽ chung cảm nhận, rằng đó là những sắc thanh của đất mẹ, của hồn thiêng núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ

Rời “chính điện” giữa không trung núi rừng hùng vĩ, nơi đặt tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Theo chỉ dẫn của một bác, lo việc chăm nom Đồi tâm linh, chúng tôi cùng lên tháp chuông. Đi miết qua một chặng đường bậc thang, rồi đến lối mòn đường đất hai bên cây cỏ um tùm, tới nơi có bậc lên dát đá viên các loại, ai cũng thấm mệt. Có lúc tôi muốn ngồi phịch xuống, khi đã lỡ đeo laptop trên vai, mồi hôi ướt đẫm người…

Đến nơi rồi, chị phật tử đi cùng cất tiếng. Đường còn sáng mà tôi đi như… trong đêm. Thêm một lần, những làn “gió lạ” thanh mát nơi Đồi tâm linh đã tiếp sức cho tôi. Ngước mắt trong rảo bước theo bản năng của đôi chân, tháp chuông hiện rõ, còn cách chừng 30 bậc thang. Lên đến nơi, vẫn còn thở dốc, mồ hôi nhỏ giọt, tôi dần thăng bằng lại, thở đều, hít vài hơi sảng khoái tận hưởng không khí trong lành. Mạnh dạn khẽ dóng lên một hồi chuông, tiếng chuông êm đềm ngân vọng như xua tan mọi mệt mỏi. Chốc lát, tôi thấy mình như chưa từng mỏi bước…





Một phần khuôn vên ngay lối vào cổng chính

Thầy trò Đường Tăng kính chào quý khách đến với Đồi tâm linh...

Tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát



































18 vị La Hán, mỗi vị một vẻ nhưng chung nét oai nghi, thanh tịnh, nghiêm thường...




Tháp chuông

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm