Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/12/2013, 08:20 AM

Vẻ đẹp nguyên thủy của chùa Hang (Hòa Bình)

Cái tên “Văn Quang Động” ở đây rất có ý nghĩa, có thể cô đọng như sau: Tự nhiên đã bao dung với văn hóa. Văn hóa nương tựa vào tự nhiên. Từ đó, hình thành nên quần thể chùa Hang đã được xếp hạng di tích lịch sử ngày nay.

Một chiếc chuông cổ đã được giới khảo cổ học Việt Nam tìm thấy và xác định có từ thời Cảnh Hưng, tức thời vua Lê Hiển Tông trị vì (1740-1786).

Chiếc chuông là bằng chứng cho thấy, vào thế kỷ 18 Hang Chùa đã được khai thác, hang được biến thành chùa bởi những vị tu hành đạo cao, đức trọng. Đó cũng chính là chùa Hang nơi xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình ngày nay. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho biết.

Khoảng sân trước cổng chính nhà chùa



Giếng Tam Linh. Giếng nước xưa ngay khoảng sân trước cổng chính nhà chùa từng quanh năm đầy nước, theo nguồn nước tự nhiên trong lòng núi...

Càng về trưa, trời lại thêm ấm áp. Nắng rải khắp các nẻo đường, phủ vàng vùng núi đồi lân cận nhìn từ lưng chừng núi Chùa Hang. Từ dưới sân chùa trước cổng chính, qua từng nấc thang đá lên tới “sân” chùa, nắng len lỏi qua tán cây lấp lánh mỗi bước chân người về với chùa Hang một sáng thứ 7 cuối tuần.

Hai bên hành lang lối cầu thang đá nhân tạo dẫn lên chùa chính, qua chừng 20-30 bậc thang, cây cối um tùm, lác đác đá chen chân nâng đỡ những cây nguyên sinh tán lá bạc sắc thời gian.

Toàn cảnh không gian núi chùa Hang nhìn từ "Hang Một"

Qua những nấc thang cuối, một khuôn viên bán sơn với vách núi to sừng sững ngay trước mặt. Chếch tầm mắt ngay phía bên phải là Cửa Đức Ông, theo lối đi bên phải cách Cửa Đức Ông vài chục mét là gian Thờ Mẫu. Phía bên trái lối lên chính, đi chừng mấy chục bước chân, khuất tầm mắt sau sườn núi đá là gian Chính điện Tam Bảo. Ngay sát hông gian Chính điện là gian thờ Chúa (thờ Tam Vị Chúa Mường). Tất cả đều ở… trong hang.

Những vòm hang núi tự nhiên đã tồn tại hàng trăm năm nay. Dễ thấy trong từng hang, như nơi gian thờ Tam Vị Chúa Mường, những nét nguyên sơ của thạch nhũ tự nhiên, với kiến trúc nguyên bản thiên nhiên tạo khá đẹp mắt.

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan

Cũng theo Giáo sư Sử học Lê Văn Lan: “Không khó để thấy dấu vết của người nguyên thủy từng có mặt nơi này, cách đây ít cũng 10 ngàn năm về trước. Những nghiên cứu khảo cổ của chúng tôi cho thấy, người nguyên thủy từng sinh sống ở những hang nơi nhà chùa khi nay. Một vài dấu tích đặc trưng khai thác được, cho thấy thực phẩm chính họ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là ốc, loài sinh vật sống ở các nguồn suối quanh thung lũng ở đây.

Rất nhiều vỏ ốc, từ hai loại chủ yếu là ốc Dài và ốc Tròn. Những vỏ ốc để lại, trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm trở thành những tầng văn hóa khảo cổ học, đã vôi hóa, và dần trở thành hóa thạch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm thấy không ít những dụng cụ sinh hoạt thô sơ, là những vật chứng cho thấy một tầng văn hóa đầu tiên của người xưa tại nơi đây.

Đến thời Trung cổ, những tao nhân mặc khách, những nhà tu hành đức hạnh vân du khắp mọi nơi đã đặt chân đến nơi này. Và sớm nhất, những tư liệu để lại, chúng ta có được chiếc chuông cổ từ thời Cảnh Hưng - thời vua Lê Hiển Tông. Chuông cổ ghi rõ “Niên hiệu Cảnh Hưng”, là bằng chứng cho thấy Hang Chùa sớm được khai thác từ những vị tu hành vân du đến nơi đây. Hang từ đó có tên rất đẹp là: Văn Quang Động!

Một phần Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo, hàng chữ nghĩa tiếng Việt là "Văn Quang Động"

“Văn Quang”, là ánh sáng từ văn hóa, văn minh, văn học… Ánh sáng từ văn minh, văn học này khi được đặt tên thành địa danh của cái “Động” (tức là hang), trở thành ba chữ “Văn Quang Động”. Đó là, văn hóa đã hòa nhập làm cho thăng hoa, làm cho đẹp đẽ thêm những giá trị tự nhiên vốn là hoang vu và vẫn là nguyên thủy từ thời một vạn năm trước”.

Cái tên “Văn Quang Động” ở đây rất có ý nghĩa là như vậy. Hay, chúng ta có thể cô đọng như sau: Tự nhiên đã bao dung với văn hóa. Văn hóa nương tựa vào tự nhiên. Từ đó, hình thành nên quần thể chùa Hang đã được xếp hạng di tích lịch sử ngày nay. Giáo sư Lan nhấn mạnh.

Những hình ảnh vẻ đẹp nguyên thủy chùa Hang xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình:



Gian Chính điện Tam Bảo

Văn tự cổ trên vách đá trước thềm Tam Bảo

Góc đỉnh mái mặt trước gian Tam Bảo



Cửa đức Ông





Gian thờ Mẫu









Toàn cảnh nhìn từ bên trong gian thờ Tam Vị Chúa Mường

Cầu thang đá dẫn lên chùa nhìn từ dưới lên...

...và nhìn từ trên xuống.

Ngọn núi thiêng hùng vĩ sừng sững mờ ảo như cây thần bút tỏa ánh hào quang. Núi có động gọi là động Văn Quang, động có chùa Thanh Lam thờ Phật và đền thờ Thổ thần. Động có muôn vàn thạch nhũ, thạch nhũ nào cũng đẹp linh lung, kỳ ảo. Có đề bài thơ dịch nghĩa là:
Đây động Văn Quang giữa hùng quan
Ngàn đồi muôn núi tỏa hòa quang
Bên chùa, bên động ngời ánh phúc
Đặt bút đề thơ tựa núi non.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1955-1975), động này là nơi đặt cơ sở chỉ huy, cất giấu kho bạc và vũ khí trang bị của quân đội, góp phần vào chiến thắng chung của cả nước.

… (* trích dẫn nội dung từ bia đá giới thiệu đặt trước cổng lối chính dẫn lên chùa bên tay trái. Người viết có chút biên tập lại, mong Bạn đọc từng thực tế thăm quan chùa Hang, đã biết nội dung từ bia đá hoan hỷ đón nhận).




Nét đẹp tự nhiên của "Cây trong đá"
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm