Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/06/2013, 09:28 AM

Về làng cổ Sơn Tây, tới chùa cổ, "viếng thăm" tượng cổ

Em đến chùa Mía một vài lần thôi, đến chỉ vào khấn trước Tam Bảo rồi về. Chưa về chùa và chắc sẽ ở lại lâu như hôm nay. Đẹp quá anh ạ, lần đầu tiên em thăm chùa mà vắng người vậy. Nắng rực rỡ mà không thấy nóng chút nào, lạ anh nhỉ. Mình cùng đi “thăm tượng” anh nhé!

Đầu giờ chiều, nắng chói chang nhưng không hề có cảm giác oi bức, hai anh em chúng tôi theo đường làng, về thăm chùa Mía - Sơn Tây - Hà Nội một chiều chủ Nhật.

Chùa Mía không xa, nhưng anh mà không thuộc đường, cứ theo đường Quốc lộ chính thì xa, khoảng 15 km; đi tắt đường làng, tới chùa Mía chỉ khoảng 7 km thôi. 

Cậu em vợ nói với tôi.

Đường làng rực rỡ nắng vàng
Hết phiên chợ sáng hân hoan trở về...


Dọc đường đi, cậu em giới thiệu tỉ mỉ từ con đường, từng ngôi chùa, và các di tích theo trục đường chúng tôi đi. Nắng gắt, nhưng gió đồng nội mát rượi, đường tới chùa Mía khi thì thênh thang hai bên ruộng lúa, lúc thì bao bọc cao vút những hàng cây bên triền đồi...

Những ao sen nhỏ bên đường làng, góp phần thêm dịu mát, dù buổi chiều nắng gắt...

Chẳng mấy mà chúng tôi tới chùa Mía. Gửi xe rồi, cùng vào chùa, cậu em hỏi: Mình về chùa Mía đi lễ hả anh? Hay anh về có việc ạ? Mùng một hay ngày Rằm, về chùa mới đông vui anh à. Có cần mua hương hoa, bánh kẹo, đồ lễ không anh?

Tôi mỉm cười: Anh em mình vào “thăm tượng” em à! Không cần phải mua gì đâu.

Ngày cuối tuần, nhưng không vào ngày lễ, nên chùa vắng nhiều, không còn cảnh nhộn nhịp các quầy bán đồ cúng lễ trước sân chùa, người người lũ lượt ra vào… Ngay lối vào từ cổng chính, gần tháp cổ, chỉ có duy nhất một tốp 5-6 người đến vãn cảnh, thi nhau chụp ảnh lưu niệm.


Tháp cổ, lối vào chính phía bên phải

Hai anh em dừng nghỉ một chút nơi khuôn viên trước thềm vào chính điện Tam Bảo. Cậu em cũng không hỏi lại câu trả lời có phần “bí ẩn” của tôi, vô tư nói: Em đến chùa Mía một vài lần thôi, đến chỉ vào khấn trước Tam Bảo rồi về. Chưa về chùa và chắc sẽ ở lại lâu như hôm nay. Đẹp quá anh ạ, lần đầu tiên em thăm chùa mà vắng người vậy. Nắng rực rỡ mà không thấy nóng chút nào, lạ anh nhỉ. Hai anh em cùng đi “thăm tượng” anh nhé!

Kiến trúc mái cổ kính nơi gian chính điện Tam Bảo, mái ngói thấp hơn đầu người. Khách đến lễ Tam Bảo nên khom người, tránh va chạm...

Chúng tôi vào lễ Tam Bảo. Rồi cùng nhau chiêm bái những pho tượng cổ kính, đẹp huyền ảo. Được biết, quần thể tượng ở chùa Mía, ở làng Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội có đến 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và sáu pho tượng bằng đồng. Tháng 5/2006, Thành hội Phật giáo TP.HCM kết hợp với Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam, trong đó có Chùa Mía là nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam…

Những hình ảnh CTV trang nhà Phatgiao.org.vn ghi nhận:

Nơi chính điện, Ban Tam Bảo



Những pho tượng cổ Ban Tam Bảo

Tượng Ngài Hộ Pháp, trước thềm Tam Bảo phía bên trái

Một bên Động Quán Âm Nam Hải

Động Quán Âm Thị Kính

Đức Chuẩn Đề

Ban thờ Đức Thánh Hiền















Tôn tượng 18 vị La Hán. Mỗi vị mỗi vẻ, nhưng vị nào cũng toát lên vẻ uy nghiêm, thanh tịnh. Tôi "thăm" 18 vị La Hán lâu nhất, cảm niệm trong lòng khó diễn tả bằng lời...


Thường Nguyên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm