Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/08/2013, 10:45 AM

Về Nam Định, thăm chùa Thư Điền ngày mưa bão

Nhà nào cũng cửa đóng, then cài. 19 giờ, trong làng mất điện hoàn toàn, nhà chùa đã sớm đóng kín cửa giả, che chắn những chỗ dột nát, dễ bị “tổn thương”. Rồi các Thầy cùng bà con phật tử trong chùa sẵn sàng đón bão…

Từ ngày 6/8/2013, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin cơn bão số 6 đổ bộ về nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Hải Phòng, Nam Định… những nơi được coi là tâm điểm của trận bão lần này.

Sớm ngày mùng 7/8, nhóm phật tử chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi cúng dường trường Hạ cuối cùng ở Nam Định, ai cũng thấp thỏm khi nghe thông tin bão sẽ đổ bộ vể Nam Định trong buổi chiều cùng ngày. Chương trình đã chốt lịch, và dự định đi nhiều nơi, chúng tôi không thể đừng được, nhóm bốn phật tử chúng tôi vẫn quyết định sáng sớm ngày 8/8 lên đường…

Ai cũng bảo chúng tôi hâm. Có chồng chị bạn còn nói: em bị làm sao đấy, mà đi vào đúng ngày mưa bão nhất, ở nơi bão đang hoành hành nữa? Hà Nội từ trưa ngày 7/8 đã mưa xối xả hơn cả chút nước…

Đúng 5 giờ sáng ngày 8/8, chúng tôi có mặt ở điểm hẹn, chiếc xe 7 chỗ đã đợi sẵn, mưa rào vẫn ào ào rát mặt. Chừng 5 giờ 20, thành viên cuối cùng đến, chúng tôi khuân đồ lên xe, nào gạo, muối, dầu ăn, gia vị, bánh kẹo, kệ đọc Kinh sách… lỉnh kỉnh và cũng đến hơn 50kg cúng phẩm. 6 giờ kém, xe chuyển bánh, hướng cao tốc Pháp Vân, bắt đầu hành trình cúng dường… ngày mưa bão.

Ra đường cao tốc chính, mưa ngày thêm nặng hạt, rát mặt kính trước chiếc Innova. Chiếc xe 7 chỗ vẫn vun vút trên đường, mặc cho mưa gió gào thét bên ngoài. 7 giờ hơn chút, chúng tôi dần tới địa phận Nam Định. Lạ! Trời quang dần, le lói ánh dương sớm mai, mưa chỉ còn lác đác. Càng tiến sâu vào tỉnh Nam Định, mây đen càng lùi bước, nhường chỗ cho những áng mây sáng rạng rỡ lan tỏa khắp bầu trời Nam Định…

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trước khi về với chùa Thư Điền là trường Hạ chùa Cổ Lễ, ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cúng dường trường Hạ xong, chúng tôi tiếp tục lên đường về với chùa Thư Điền, ngôi chùa nghèo nằm giữa đồng không mông quạnh, thuộc xã nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định.10 giờ kém thì chúng tôi về tới chùa Thư Điền. Dọc đường đi, chẳng thấy diệu nào của bão, nắng chan hòa rạng rỡ, cửa kính ô tô đã sớm mở, từng làn gió đồng nội mát rượi, xen lẫn mùi cây cối tươi mới sau mưa, thật sảng khoái…

Đến lối chính vào cổng chùa, cây Bồ Đề trước cổng gãy rạp nhiều cành to chắn lối vào, chúng tôi phải xuống xe, dẹp bớt những cành cây bị gãy, xe mới đi qua được. Và trong chùa rồi, ngay sân trước cổng chính đã thấy tan hoang xơ xác, hàng loạt chậu cây nằm rạm, đổ vỡ. Những cây chuối gãy ngang thân, có cây gãy gần gốc. Khoảng sân trong thì đỡ hơn, nhưng chậu cây cũng ngổn ngang, dây điện dứt, bảng điện treo lơ lửng cành cây cảnh. Vườn sau, nhãn rụng vàng mặt sân...



Sư bác vẫn chuẩn bị cơm canh đón các phật tử về. Mưa bão không đi chợ được, nhà chùa còn gì mang ra thết đãi chúng tôi hết. Bữa cơm chay toàn rau, nhưng ai cũng khen...rất ngon

Gặp sư bác Đàm Viết, sư bác hồ hởi đón chúng tôi, như chưa hề có bão xảy ra. Tranh thủ hỏi chuyện sư bác, chúng tôi mới biết: Bão tràn về Nam Định từ chiều ngày 7/8. Nhiều nơi bị hoành hành, tàn phá dữ dội, như bãi biển Quất Lâm còn bị sập hàng trăm mét kè biển. Nơi chùa Thư Điền cũng chịu ảnh hưởng của cơn bão dữ dội, từ 17 giờ khi bão đã tràn về, dân làng quanh vùng đã phải nhanh chóng mọi phương án tránh bão.

Nhà nào cũng cửa đóng, then cài. 19 giờ, trong làng mất điện hoàn toàn, nhà chùa đã sớm đó kín cửa giả, che chắn những chỗ dột nát, dễ bị “tổn thương”. Rồi các Thầy cùng số ít bà con phật tử trong chùa sẵn sàng đón bão…

Những hình ảnh chùa Thư Điền sau một đêm mưa bão:


Khoảng ruộng hút tầm mắt trước cổng chính nhà chùa, lúa rạp mình trong gió sau ngày mưa bão



Một góc nhà dân không chỉ cây cối bị tàn phá, những đường dây điện mỏng manh thế này không thể chịu nổi sức quật của gió bão, dễ dàng đứt lìa như "mành chỉ treo chuông"







Cây Bồ Đề trước cổng chùa, ngay trước lầu Quán Âm gãy rạp nhiều cành to



Đâu cũng thấy ngổn ngang...

Số ít bà con phật tử tranh thủ dọn dẹp sau ngày bão



Những cây chuối bị bão đốn phăng nơi vườn Tháp Tổ

Một bảng điện treo tường bị gió giật tung, vắt vẻo trên cành cây cảnh nơi khoảng khuôn viên sau gian Thờ Mẫu đã hư hại nặng nề...



Nhãn sau vường rụng vàng sân
Gà cứ thoải mái mà mần, mà ăn...

 
Chú gà trống ủ rũ, khi chỗ tạm trú đã không còn...

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Ảnh 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Chiêm ngưỡng bức tranh trên trần chánh điện lớn nhất Việt Nam

Ảnh 15:15 29/02/2024

Chùa Diệu Đế với kiến trúc độc đáo, cùng bức tranh “Cửu long ẩn vân”. Đây là bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam.

Phượng vàng nở rộ khoe sắc dịp Tết tại Linh Ẩn tự, Lâm Đồng

Ảnh 16:00 27/01/2024

Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km, chùa Linh Ẩn (Linh Ẩn Tự) tọa lạc ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thu hút khách du lịch ghé thăm mỗi khi có dịp đến với phố núi.

Xem thêm