Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/06/2015, 11:13 AM

Về Ninh Giang chiêm bái chùa Tranh

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hồng Châu xưa – Ninh Giang, Hải Dương, ngay từ hồi còn nhỏ, chúng tôi đã được những người trong làng kể cho nghe về những giai thoại của chùa Tranh. 

Lớn lên khi biết được giáo lý nhà Phật và có duyên tìm hiểu Phật pháp, chúng tôi thấy lòng mình xốn xang mỗi khi nhớ về những ký ức xưa, nghĩ về chùa Tranh trong hoài niệm. 

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp tìm về chùa Tranh tại thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, khi những cơn mưa mùa hè xua đi cái nắng oi bức của miền Bắc.
 
 
 
Đứng ở ngoài cổng nhìn vào, tưởng chừng chùa Tranh nhỏ bé. Nhưng khi bước qua cổng Tam quan thì điều khiến cho chúng tôi bất ngờ là một không gian tĩnh mịch, thoáng đãng, trầm lắng đến lạ thường của chùa Tranh. Các dãy nhà trong chùa được bài trí hợp lí theo một khuôn mẫu đẹp tự nhiên như cảnh vật tạo hoá.

Từ cổng Tam quan nhìn vào là  hai hàng 100 gian chạy dài thẳng tắp. Trên các dãy dải vũ đươc lợp ngói mũi, nền lát đá hoa cương và được các cột đá xanh nguyên khối trạm khắc tinh xảo với hình hoa sen, tùng, cúc, trúc, mai in chìm.
 
Sau khi đứng vái Phật Quan Thế âm Bồ tát ở ngay chính điện cửa chùa chính, chúng tôi ngắm nhìn chiếc chuông to khoảng 3 người ôm. Mải miết với những đường nét, hoa văn của chiếc chuông chùa, chúng tôi như thức tỉnh bởi tiếng nói của hai vãi nhà chùa đang quét dọn trong ngôi chùa chính: “Không biết có phải linh thiêng hay không, nhưng chiếc chuông ở chùa này to nhất vùng Ninh Giang đó chú à! Mỗi khi thỉnh chuông, ngoài kêu to và đanh, thì chuông chùa Tranh còn có âm thanh trầm lắng, ngân vang tạo âm hưởng trầm hùng”.
 
 
Xin phép các sãi đang quét dọn, chúng tôi có dịp và thời gian thảnh thơi được ngắm cảnh vật trong chùa. Bước chân vào ngôi chùa chính là cảm giác mát lạnh chạy khắp sống lưng. Thế giới nhà Phật đang hiện ra trước mắt chúng tôi, hệ thống tượng phật sơn son thiếp vàng sừng sững, uy nghi đầy kiêu hãnh. Mỗi pho tượng có hình dáng, trọng lượng và khuôn mặt khác nhau tượng trưng cho những kiếp người, kiếp luân hồi của trần gian. Ở khuôn viên chùa chính là những cột gỗ to màu nâu được xếp hình so le theo thiết kế của từng gian. Trên mái phần lớn là gỗ, từ các xà, đòn giang đều được các bàn tay tài hoa của thợ mộc nổi tiếng làng Cúc Bồ tạo những nét hoa văn đẹp và cổ kính. 

Đi sâu vào trong là tầng gác lửng, men theo những bậc thang bằng gỗ đã đưa chúng tôi lên toà Tam Bảo. Khác hẳn với không gian ở ngôi chùa chính, không gian trên Tam Bảo được bài trí vừa có sự đan xem giữa cổ kính và hiện đại mang âm hưởng đậm chất nhà Phật.
 
 
Khi chúng tôi có mặt tại chùa Tranh cũng là lúc đợt nắng nóng đã nhường chỗ cho không khí thoáng đãng, râm mát và những cơn mưa đầu hè. Hôm nay là ngày cuối tuần và cũng là dịp chuẩn bị dự thi đại học, nên có rất nhiều phật tử gần xa về chùa chiêm bái và lễ Phật. Ngoài những cụ già, người trung niên thì có khá đông các em học sinh về đây để cầu may cho chuyện học hành, thi cử. Các em xếp hàng, không chen lấn, thành kính dâng hương hoa và những lời cầu nguyện hướng về đức Phật để mong sao những ước nguyện về sức khoẻ, về học tập được chứng ngộ.
 
Tạm biệt Tam Bảo và ngôi chùa chính. Chúng tôi vòng ra phía ngoài với tiếng chim hót líu lo và không gian thoáng mát. Những tảng đá lớn được xếp ngay sau cổng Tam quan là điểm nhấn cho không gian của chùa. Bên cạnh đó là hệ thống cây xanh được trồng trong chùa. Đủ các loại cây xanh, từ cây bóng mát, cây cảnh đến cây ăn quả tạo nên không gian đan xen đẹp hữu tình. 

Có thể nói, mỗi người đến với chùa đều có cảm nhận về vẻ đẹp thế giới nhà Phật khác nhau. Nhưng đều tựu chung một lòng hướng Phật, tìm về giáo lý nhà Phật. Còn đối với tôi, khi về chùa Tranh là trở về với ký ức tuổi thơ, trở về với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, in đậm dấu ấn của văn hóa và truyền thống Phật giáo. Và quan trọng hơn là được tìm về những niềm tin nơi đức Phật đang toả sáng khắp thế gian che chở cho chúng sinh.

Nếu phật tử và du khách gần xa có dịp trở về mảnh đất Ninh Giang của xứ Đông - Hải Dương. Hãy tìm về chùa Tranh để chiêm bái và cảm nhận.

Đức Tuỳ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa cổ kính giữa biển khơi

Chùa Việt 11:20 27/03/2024

Linh Quang tự nằm trên một ngọn đồi cao ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý, gắn chặt với đời sống văn hóa tín ngưỡng và tâm linh của các thế hệ người dân trên đảo.

Tìm về ngôi chùa cổ xưa bậc nhất TP. HCM

Chùa Việt 18:50 24/03/2024

Tọa lạc trên đường Đặng Văn Bi, thành phố Thủ Đức, chùa Huê Nghiêm (còn gọi là Huê Nghiêm cổ tự) là ngôi chùa lâu đời bậc nhất ở TPHCM, do Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường lập vào thế kỷ 18.

Viếng chùa Tân Chánh

Chùa Việt 17:35 23/03/2024

Chùa Tân Chánh toạ lạc trên diện tích khoảng 3.300m2 thuộc tổ 3 thôn Phú Lộc Đông, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.

Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên, nơi tĩnh lặng và bình yên trên Cao nguyên Vân Hòa

Chùa Việt 11:00 21/03/2024

Được xây dựng trên Cao nguyên Vân Hòa, Thiền Viện Trúc Lâm Phú Yên trở thành điểm đến của nhiều Tăng Ni Phật tử cùng du khách, nơi tất cả được hòa mình vào thiên nhiên, tìm kiếm sự tĩnh lặng và yên bình trong tâm hồn.

Xem thêm