Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/07/2014, 09:47 AM

Vì giông bão, chúng tôi mới ra đảo...

Những ngày gần cuối tháng 6, biển Đông dậy sóng, năm nay, bão tố dậy sóng cả hai phương diện: địa dư và thời tiết. 

Đoàn GHPGVN ra thăm quần đảo Trường Sa, đặt chân lên chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, tiếp nhận gió biển, cảm nhận sự lẻ loi của cuộc sống giữa trời nước mênh mông mà người dân trong đất liền, trong các thị tứ nhộn nhịp khó có dịp biết và cảm nhận được.

Xôn xao về giàn khoan HD 981 của Trung Quốc với bao trò ngỗ ngược, hung hăng, ngư dân vẫn tiếp tục bám biển.
 
Đã qua 15 đoàn trong và ngoài nước thăm viếng biển đảo. Ngày 21/6, cảng Cát Lái đưa 154 vị trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đoàn báo chí, cán bộ khảo cổ ra khỏi sông Lòng Tảu thuộc đặc khu rừng Sác để hướng về đại dương. Từ Cát Lái ra Vũng Tàu chỉ trên 60km, phải mất 5 tiếng. Đất liền mờ nhạt, bóng xanh cây cối cũng nhòa trong sương mỏng của chân trời mênh mang và biển cả. Hai ngày hai đêm tàu Hải quân 571 buông neo ngoài khơi đảo Sơn Ca, một ngọn đảo san hô không một bóng cây; khoảng cách khá xa, đảo ẩn hiện trắng toát giữa màu xanh biển và trời. Bốn chiếc ca nô chuyển tải hàng hóa và người bập bềnh trên ngọn sóng trắng xóa. Hơn 20 phút, chỉ còn thấy áo phao hồng nhạt và ca nô nhập nhồi đùa sóng để cố hướng vào bờ. Hơn chục binh sĩ rất trẻ ngâm mình dưới nước để giữ ca nô cho khách bước lên chiếc ghế cắm xuống cát biển, bước lên bờ.
 
Ngôi chùa  nằm ngay đầu bờ đảo; tuy không lớn lắm so với các chùa trong đất liền, nhưng vẫn vượt trội trên một diện tích của đảo Sơn Ca quá nhỏ bé. Kiến trúc theo lối cổ miền Bắc. Chính điện chật hẹp, đủ tôn trí ba pho tượng đá đen, tượng Hộ pháp và tượng Thánh hiền. Với phương tiện thiếu thốn của đảo, những pho tượng trên một tấn được an vị  lên bệ thờ, toàn nhờ sức lao động cơ bắp của các chiến sĩ biển đảo, nói lên ý chí và sức người. Thảo nào, cha ông ta xa xưa, chưa có phương tiện tàu bè hiện đại, hàng năm vẫn vượt trùng dương vào mùa nước lặng để tuần thám với những biên đội đơn sơ để xác định chủ quyền Việt Nam mà chưa có một ai đặt chân đến chốn hoang vu như thế.

Bao di tích khảo cổ, bao chứng từ của cung triều, bao văn kiện lịch sử thế giới cũng đã xác định sự có mặt của Việt Nam khá sớm  tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thế nhưng, sự thật lại bị phủ nhận bởi bạo lực và tham tàn. Ông cha ta đổ bao xương máu để mở mang và giữ vững bờ cõi, thế hệ cháu con đã để vuột mất ngoài tầm tay một phần máu thịt đất Tổ quê cha.

Nay, trước bạo tàn, chúng ta hãy vững tin vào niềm tin chính nghĩa, vào truyền thống giữ nước của người Việt.
 
Trải qua bao thế hệ, bao thể chế chính trị khác nhau, lòng yêu nước của con dân đều là một. Mỗi người thể hiện sự yêu nước và hành động khác nhau, thậm chí đem thân mạng làm đuốc đánh động lương tâm nhân loại nhưng vẫn không soi sáng được lòng dạ vô mình của kẻ bạo tàn tham lam bành trướng như chị Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, pháp danh Đồng Xuân, huynh trưởng miền Quảng Đức thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tự thiêu để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông mà phát ngôn vội vả của một viên chức Thành phố gọi là bị khủng hoảng cuộc sống, rồi tới anh Hoàng Thu sinh 1942 tại Huế, cựu chiến sĩ pháo binh thuộc quân lực VNCH, tự thiêu tại Mỹ.

Đã từng có những chiến sĩ VNCH phơi thây nơi đảo vắng, từng chôn xác dưới đại dương cũng chỉ vì chủ quyền của đất nước, đã từng có những bộ đội hy sinh để chiếm giữ đảo vắng cho quê hương mà thân xác chưa hề được truy điệu. Đại dương vùi dập bao sinh mạng con dân đất Việt, nhưng không thể chôn vùi lòng yêu nước khi một phần lãnh hải bị chia lìa.

Trước cảnh biển Đông dậy sóng, anh em binh sĩ chế độ cũ trước đây đã từng được hậu phương quan tâm, hiện nay cũng vậy, luôn được đồng bào đến tận nơi an ủi thăm viếng, tìm mọi cách để gửi gấm tâm tình. Sáng ngày 23/6 đoàn đặt chân lên Sơn Ca với sự ngỡ ngàng, vừa vui vừa buồn. Vui vì tận mắt nhìn một phần máu thịt quê hương âm thầm tồn tại giữa biển khơi, buồn vì mọi tiện nghi của đất liền đều khó khăn. Nước ngọt chỉ sử dụng thoải mái vào mùa mưa. Không một ngọn cây nào sống nổi giữa cái mặn của nước, cái nắng của trời. Người từ đất liền trở thành thượng khách quý hiếm mà những ai ở trên đảo đều dành trọn sự trân quý khi họ đến. Đoàn của PGVN cũng được đón tiếp trọng thị để rồi  khi trở lại tàu, ánh mắt các binh sĩ trẻ ngâm mình dưới nước đẩy ca nô ra đám san hô như muốn dán chặt theo đoàn để về phố thị.
 
Sau khi an vị tôn tượng Phật ngọc do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cúng dường ba chùa trên đảo, Chư tôn đức cùng đoàn tiếp tục cuộc hành trình còn lại, trả sự thầm lặng cho đảo giữa biến động của đất trời vào mùa giông bão; một cán bộ chiến sĩ Hải quân hỏi: Sao mấy thầy lựa mùa giông bão mà đi. TT.Thích Giác Hiệp trưởng đoàn đáp: Chính vì giông bão của biển Đông do con người và thiên nhiên tạo ra nên chúng tôi mới ra với đảo, mới đến với đảo vào lúc này.

Đoàn 16 là đoàn thăm viếng cuối trong năm khi bão tố nổi lên, nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo thì luôn vững tâm can, hiên ngang trước giông bão của tự nhiên, giông bão của tâm địa kẻ xâm lược.
                                                           
Minh Mẫn
30/6/2014


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm