Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/08/2013, 11:02 AM

Vì sao chưa có chư tôn giáo phẩm người dân tộc thiểu số?

Người dân tộc thiểu số giờ đây làm đủ mọi việc, có mặt ở mọi lĩnh vực, từ bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, sĩ quan, công chức… và cả mục sư. Riêng tăng sĩ Phật giáo thì chưa?

Tháp tùng đoàn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng thăm Hoa Kỳ vừa rồi, có một số vị chức sắc các tôn giáo. Ba vị chức sắc Phật giáo đều là giáo phẩm cấp cao, là Hòa thượng, là các Phó Chủ tịch HĐTS. Hai vị nói tiếng Nam bộ, một vị nói tiếng miền Trung, tất nhiên đều là người Kinh.

Ba vị Hòa thượng đại diện cho ba hệ phái Phật giáo Việt Nam là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Như thế là hợp lý, là thể hiện được với bạn bè Hoa Kỳ và người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ diện mạo Phật giáo Việt Nam hôm nay. Như thế là hết sức hoan hỷ!

Tuy nhiên, khi được biết đại diện phía Tin Lành có một mục sư, nhưng hết sức đặc biệt, là một mục sư dân tộc thiểu số, thì những dòng suy nghĩ miên man cứ bám lấy tôi.

Hai vị Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ngồi trên cùng một ghế dài với mục sư Yky Ê Ban, được giới thiệu là Ủy viên Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và là quản nhiệm một chi hội thuộc huyện Chưmga, Đắc Lắc, để trả lời phỏng vấn của báo Việt Weekly.
 HÌnh ảnh các vị chức sắc tôn giáo trả lời phỏng vấn báo Việt Weekly

Để qua một bên một gợn băn khoăn về sự chênh lệch chức vụ của của hai vị tôn đức Phó Chủ tịch GHPGVN so với vị mục sư Tin Lành, chúng tôi chú ý đến lời trả lời phỏng vấn của vị mục sư người dân tộc thiểu số.

Mục sư Yky Ê Ban, nói tiếng Việt, tuy vẫn còn mang dấu ấn ngữ âm của người dân tộc thiểu số, nhưng ông nói rất lưu loát, với chuẩn tiếng Việt trí thức, có phần sắc sảo, khéo léo, thậm chí có những thông điệp hàm ẩn đáng lưu tâm (như dùng cụm từ “cao nguyên Trung phần” trước đây, thay vì từ “Tây Nguyên” thông dụng và có tính chính thức hiện nay).

Những thông tin, số liệu về sự phát triển của đạo Tin Lành ở “cao nguyên Trung phần” qua lời của vị mục sư quả là không thuyết phục bằng sự hiện diện của ông trong đoàn thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước, và bằng sự hiện diện của ông bên cạnh hai vị Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN.

Quả là đạo Tin Lành đã hết sức phát triển ở Tây Nguyên đến mức có được một vị mục sư tại địa phương, người dân tộc thiểu số, có trình độ như vậy.

Từ đó, tôi không tránh khỏi việc liên hệ với chủ trương hoằng pháp cho đồng bào dân tộc ít người thường được nói đến gần đây của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Có những kết quả đã được ghi nhận, nhưng dường như GHPGVN chưa có một vị tôn đức dân tộc thiểu số là thành viên Hội đồng Trị sự hay Hội đồng Chứng minh. Tôi thật băn khoăn về điều này! Hay có lẽ có những giáo phẩm Phật giáo là người dân tộc thiểu số, nhưng do việc đặt pháp danh thường theo tiếng Hán Việt, nên từ đó tôi không được biết?

Nếu thực sự GHPGVN chưa có vị tôn đức nào là người bản địa dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, thì thật là đã có vấn đề!

Trong đạo Phật, người tu sĩ có vị trí hết sức quan trọng. Đó là Tăng Bảo, một trong ba ngôi cao quý của đạo Phật. Hoằng pháp đối với một cộng đồng dân cư, nhưng rốt cuộc không có tăng, ni  đại diện cho cộng đồng đó, thì lấy đâu cơ sở chứng minh tính nhập thế và nhập cuộc?

Chiếc băng ghế trên khung hình của Viet Weeky là hình ảnh tôn giáo tại Việt Nam thu nhỏ. Các vị Hòa thượng người Kinh, còn vị mục sư người dân tộc thiểu số. 

Trước một hiện thực cụ thể như vậy, bây giờ nói đến chuyện mong mỏi có các vị Thượng tọa, Hòa thượng thành viên Hội đồng Trị sự hay Hội đồng Chứng minh là muộn màng, là ảo tưởng, là vô vọng chăng?

Trong vài năm tới, nếu chưa có tăng, ni sinh người dân tộc thiểu số thì sự tụt hậu trong hội nhập bản địa ngay chính trên quê hương Việt Nam của đạo Phật sẽ là một sự tụt hậu nghiêm trọng so với các tôn giáo bạn.

Người dân tộc thiểu số giờ đây làm đủ mọi việc, có mặt ở mọi lĩnh vực, từ bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, sĩ quan, công chức… và cả mục sư. Riêng tăng sĩ Phật giáo thì chưa?



CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm