Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/01/2014, 13:20 PM

Vị sư "nổi nhất" Việt Nam

Ngày 12/01/2014 trên baodatviet.vn có bài: Vị sư "nổi nhất" Việt Nam. Tiêu đề bài báo và nội dung bài báo đã gây hiểu nhầm về hình ảnh người tu hành xuất gia trong đạo Phật. 

Theo Hiến chương GHPGVN cũng như Nội Quy Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN đã định nghĩa, người tu hành (thường gọi là sư) như sau: 

Theo Nội quy Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, Chương IV, điều 12, 13, 14 có Quy định như sau: Thành phần Tăng, Ni trong GHPGVN gồm có Giáo phẩm Tăng: Hòa thượng, Thượng tọa; Giáo phẩm Ni: Ni trưởng, Ni sư. Thành phần Đại chúng gồm có: Tăng, Ni đã thọ giới Tỳ kheo (Đại đức), Tỳ kheo Ni (Sư cô), Thức xoa Ma na, Sa di, Sa di Ni. Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh, Khmer là những nữ tu xuất gia theo nghi thức và thọ giới biệt truyền của Phật giáo Nam tông; Những nam nữ phật tử sống và tu hành trong các cơ sở Tự, Viện đã đăng ký hộ khẩu nhưng chưa xuất gia, được gọi chung là “Tịnh nhơn”;

Chương X, điều 60 Hiến chương GHPGVN có ghi tín đồ cư sĩ, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì Giới luật Phật chế.

Như vậy, căn cứ theo nội dung bài báo đăng trên báo baodatviet.vn, ông Khưu Văn Bảy không phải là tu sĩ Phật giáo, không phải là sư, mà có thể là người tu tại gia, hoặc cư sĩ, phật tử...Tuy nhiên, với tiêu đề bài báo như vậy đã gây ảnh hưởng uy tín đến những người tu hành xuất gia theo đạo Phật và hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thông thường thì với các cư sĩ, phật tử tu hành tại gia không nên ăn mặc theo hình tướng người tu (như người xuất gia), tuy riêng việc này hiện nay Pháp luật chưa có các quy định cụ thể; nhưng qua hình ảnh đó gây hiểu lầm trong đại chúng, và do vậy đã vô tình gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của người tu hành xuất gia theo đạo Phật.

Qua đó, thiết nghĩ khi các phật tử tu hành tại gia nên chú ý hơn cách ăn, mặc của mình và các cơ quan báo chí truyền thông cũng nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ, để tránh gây hiểu nhầm như trường hợp ông Khưu Văn Bảy - như nêu ở trên.

Đặc biệt, không nên sử dụng hình ảnh người tu sĩ tôn giáo bằng các chi tiết giật gân, câu view, hay các câu chuyện không đúng sự thật, vừa là việc làm không đúng chuẩn mực báo chí, vừa không đúng truyền thống văn hóa dân tộc.

Nguyên văn bài đã đăng trên báo điện tử www.baodatviet.vn:


Vị sư "nổi nhất" Việt Nam

Vị sư già với phục trang toàn vàng, từ quần áo, nón bảo hiểm cho đến xe máy đã trở thành một hình ảnh thú vị thu hút những người mới nhìn thấy lần đầu.


Hình ảnh phục trang bên ngoài của ông khiến nhiều người cảm thấy vui nhộn. Ông là Khưu Văn Bảy (sinh năm 1945, ngụ quận 9, TP.HCM), một người tu hành tại gia mấy chục năm nay.
 
Chúng tôi đến “am tu” của vị sư già ở quận 9 vào một buổi chiều muộn. Thầy vui vẻ chuyện trò về cuộc sống của mình. Vẻ mặt vị sư toát lên sự an nhiên tự tại khiến người đối diện cảm thấy thật an lành. Đằng sau hình ảnh vị sư già mũ mão, quần áo, đôi dép, tràng hạt, xe cộ toàn một sắc vàng là tâm hồn sâu sắc.

Nhấp ngụm nước trà, thầy Bảy trải lòng: “Đời tôi lắm thăng trầm, mới chưa đầy 3 tuổi thì mẹ qua đời, sau đó vài năm thì cha cũng ra đi. Được bà con nuôi dưỡng mà tồn tại”.

Thời trai trẻ thầy Bảy đi làm công nhân tận Đà Nẵng, rồi nên duyên với cô gái quê miền Trung. Sau ngày thống nhất đất nước, cả hai dắt nhau về Sài Gòn sinh sống tiếp. Tám đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng áo cơm đè nặng lên cuộc sống hai vợ chồng.

Thế nhưng thầy Bảy kể, hai vợ chồng chưa hề đánh đập to tiếng với nhau bao giờ. Khó khăn mấy cũng cắn răn chịu đựng, cùng nhau làm lụng gom góp đong gạo nuôi con.

“Mọi việc đến trong cuộc đời tôi tự nhiên lắm. Một hôm tôi tình cờ gặp một vị sư, nghe thầy trò chuyện tôi đã mong ước mình theo đường tu hành. Năm ấy tôi mới ngoài 30 tuổi”, thầy Bảy trầm ngâm nhớ lại phút nhân duyên khởi mở đến đường tu hành.

Nói về việc luôn khoác lên người phục trang màu vàng và cách trang trí độc đáo cho chiếc xe, nón bảo hiểm,…thì thầy Bảy cười đáp: “Có gì đâu, màu vàng là màu của nhà Phật, đó là cách tôi muốn tự nhắc nhở mình phải sống cho đúng đạo, không nên sân si chuyện gì, nên buông xả để tâm an lạc. Vả lại tôi nghĩ việc mình làm không vi phạm pháp luật và không gây khó chịu cho ai cả. Thậm chí nhiều người rất vui khi gặp tôi. Mình khiến người khác vui thì cũng làm cho cuộc sống ý nghĩa”.
 
Chính vì thế mà thầy Bảy vui vẻ kể, hễ thầy ra đường là có rất nhiều người xin chụp hình. Mỗi lần có người chạy xe theo chụp là thầy vui vẻ dừng lại bên đường để họ chụp cho an toàn.

Hình ảnh thầy Bảy với sắc vàng Phật pháp đã rất quen thuộc với nhiều người dân ở quận 9, TP.HCM. Thầy Bảy cũng vui vẻ cho biết con cái của thầy Bảy rất vui khi thấy cha tu hành làm nhiều việc thiện và họ cũng nhìn thế mà sống rất thuận hoà dưới một mái nhà, đồng thời cũng học tập cha mẹ nên rất coi trọng việc tu tâm dưỡng tánh.

Thầy Bảy tự thấy mình là người may mắn vì có người vợ, người bạn đời chung chí hướng. Họ đã cùng nhau vượt qua gian khó, nuôi nấng con cái trưởng thành và cùng theo con đường tu hành tại gia. Bây giờ thầy Bảy thường gọi người bạn đời của mình là “cô bạn tôi”, vì theo thầy người tu hành coi như không còn cái riêng, xem đời sống là vô thường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm