Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/05/2014, 09:18 AM

Viết là một cách tu

Có một lần chuyện trò với một nhà báo trẻ tài năng, bút lực của anh rất dồi dào, tôi hỏi anh làm sao mà anh viết được nhiều bài như vậy? Câu trả lời rất hay của anh rằng nhà báo như là người thư ký ghi chép những gì mình thấy và nghe hằng ngày.

Đứa cháu họ của tôi đang là sinh viên năm thứ ba đại học Sư phạm thì bị bệnh đành phải giã từ ước mơ trở thành cô giáo. Những đợt điều trị dài ngày trong bệnh viện tưởng chừng như không qua khỏi, nhưng bên cạnh cháu luôn có mẹ, một bà mẹ phật tử tuyệt vời, bà chỉ có một cách duy nhất là niệm Phật gia hộ cho con bà vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo, cháu nhìn mắt mẹ ánh lên niềm hy vọng làm cho cháu an tâm hơn.

Cháu cũng niệm Phật, có thêm vị thuốc niệm Phật trợ lực làm cho cháu cảm thấy bớt đau hơn, bớt buồn hơn. Sức khỏe của cháu càng ngày càng khá lên, tuy không đạt tới mức mười, nhưng mức trung bình thì cũng đã quá diễm phúc cho cháu lắm rồi.

Nhà chỉ có hai mẹ con thôi, bố cháu mất từ khi cháu mới mười tháng tuổi, mẹ cháu là một bà mẹ hiền ở vậy buôn bán tảo tần thờ chồng nuôi con, ban ngày khó nhọc kiếm tiền, nhưng không quên thời kinh tối. Mẹ dắt theo con cùng tu tập, bà mua kinh sách cho cháu đọc để làm khuây mỗi ngày khi bà vắng nhà.

Cháu rất cô đơn nên muốn giải bày, ngoài mẹ ra, cháu giải bày nỗi lòng mình trên trang giấy đầy kín cả cuốn sổ tay dày mấy trăm trang, cháu cảm thấy nhẹ người, vì mỗi lần viết là cháu chọn chỗ ngồi giữa sàn đối diện với tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngay phòng thờ, cháu càm thấy những nỗi u uẩn của cháu đã được mẹ Quán Thế Âm lắng nghe.
 
Tôi đến thăm cháu thường xuyên vì nhà cháu và nhà tôi ở gần nhau, mọi lần không thấy cháu nói gì về viết văn, lần này cháu đưa cho tôi một xấp giấy viết tay gồm có tùy bút và cả thơ lục bát nữa. Hóa ra lâu nay cháu cũng mày mò tập tành viết lách, những bài viết tập sự có rất nhiều chất liệu từ bi, nhưng cách diễn đạt đối với một người không chuyên thường hay mắc phải đó là dài dòng, không biết cách cô đọng.

Tôi rất mừng vì trong cháu có tố chất thơ văn. còn kỹ thuật viết thì không khó. Tôi có lời khen ngợi động viên khiến cháu vui lắm! Tôi đã trải qua cái thời kỳ khó khăn đầu tiên khi cầm bút, nếu như có ai đó góp ý cho mình thì quý lắm, cho nên tôi đã tận tình giúp đỡ cháu những gì có thể. Và cháu cũng đã đồng ý với tôi rằng mình là người con Phật thì “Viết cũng là một cách tu tập rất tốt”, vì muốn viết được một bài văn hoặc một bài báo cho ra trò, thì trước tiên mình phải có vốn liếng kiến thức làm nền tảng, vốn liếng kiến thức đọc được từ kinh sách, từ những trải nghiệm cuộc sống, giống như một người đầu bếp phải có vật liệu phong phú mới có thể chế biến được món ngon vừa ý, giống như con tằm phải ăn lá dâu non mới nhã ra được sợi tơ vàng óng ánh.

Có một lần chuyện trò với một nhà báo trẻ tài năng, bút lực của anh rất dồi dào, tôi hỏi anh làm sao mà anh viết được nhiều bài như vậy? Câu trả lời rất hay của anh rằng nhà báo như là người thư ký ghi chép những gì mình thấy và nghe hằng ngày. Nếu có cái nhìn sâu mà nhà Phật gọi là quán chiếu thì từ một chi tiết rất nhỏ xảy ra trong cuộc sống, mình cũng có thể viết được dưới lăng kính của một người học Phật.

Bác cháu tôi, một già một trẻ, chỉ là người viết không chuyên, có vẻ như đồng cảm với nhau trong câu chuyện viết lách, cùng với mục đích viết là để tu tập, có sự hiểu biết nhiều sẽ không bị tri giác sai lầm.

Tôi hy vọng cháu tôi sẽ có nhiều bài viết đem lại lợi lạc cho chính mình và cho người đọc. Đọc và viết là một cách tu tập rất cần thiết cho người học Phật.

Lê Đàn
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2014


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm