Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/05/2022, 17:10 PM

Vô ngã (Phần 5)

Mình và của mình chỉ là những âm thanh diễn tả một giả tướng, không phải một thực thể chân tánh, kẻ phàm phu vô minh có tâm thức mê lầm chấp Ngã nên ngộ nhận là thực thể có thực, do đó sanh ra cái dục, tham vọng, chấp thủ và tự tạo cho mình ưu phiền khổ não.

Cái Ngã của những người thân không phải thuộc riêng mình

Mình không phải thuộc riêng mình và những người thân cũng không thuộc riêng mình. Nói cách khác, không có cái Ngã nào thuộc riêng mình, kể cả tự mình và những người thân của mình. Mình và của mình chỉ là những âm thanh diễn tả một giả tướng, không phải một thực thể chân tánh, kẻ phàm phu vô minh có tâm thức mê lầm chấp Ngã nên ngộ nhận là thực thể có thực, do đó sanh ra cái dục, tham vọng, chấp thủ và tự tạo cho mình ưu phiền khổ não.

Bất cứ một người thân nào có liên hệ dưới hình thức nào cũng không phải thuộc riêng mình. Cha mẹ mình lệ thuộc vào bao nhiêu người khác: Cùng là cha mẹ của anh chị em mình, một thành phần trong tập thể gia đình, gia tộc, một công dân, một phần tử trong cộng đồng nhân loại... Cha mẹ mình không thể nào dành trọn cuộc sống, để hết tâm tư và thời giờ để liên hệ với riêng cá nhân mình, không còn biết đến ai khác nữa. Người con yêu thương cha mẹ là do lòng hiếu thảo nhưng khởi niệm độc chiếm cha mẹ dành riêng cho mình là sự mê lầm của tâm Vô minh. Trường hợp những người thân khác cũng vậy như liên hệ giữa vợ chồng, họ hàng con cháu, anh chị em, chú bác cô dì, bạn hữu...

Tâm vô ngã, tâm khiêm hạ là tâm của bậc thánh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tóm lại, trong loại Nhân Vô ngã cái Tự Ngã của mình và cái Ngã của tha nhân đều là giả tưởng không có thực thể. Người con Phật tỉnh thức không phải chỉ sống cho mình một cách riêng biệt, phải hòa mình vào nếp sống của mọi người, đồng thời không chấp vào vọng niệm tin là người thân của mình chỉ sống cho riêng mình, không quan tâm và dành thì giờ sống cho nhiều người khác nữa, không độc chiếm người thân. Trong lúc yêu đương, trai gái thường thốt nên lời nói với nhau là người yêu duy nhất. Đây chỉ là lời mới thực lòng, chân tình trong lúc bồng bột đúng với cảm thức chợt thốt ra ở cửa miệng.

Đây không phải là lời nói đúng với bản thể chân tánh ở con Người, không đúng với Tâm Tịnh Lạc của người đã thực chứng lý Vô ngã. Nói cách khác, đây là lời nói ứng hợp đúng với tâm thức kẻ chấp vào Giả Ngã, Vọng Ngã nhưng không ứng hợp đúng với tâm thức người giữ Chánh Niệm sống với Chân Ngã, Đại Ngã. Người thực chứng lý Vô ngã không phải phủ nhận sự sống với chính mình mà chỉ chuyển hóa rời bỏ Vọng Ngã để sống trọn vẹn với Chân Ngã tức bản thể Thanh Tịnh có sẵn ở chính mình, sống trọn vẹn nghĩa là 100 phần 100 không còn vương vấn chút ít gì với Vọng Ngã. Do đó, Chân Ngã còn có danh xưng là Đại Ngã, Ngã Ba-la-mật.

Trong loại Pháp Vô ngã sự quán chiếu như sau: Bất cứ pháp hữu vi nào tức vật gì hay sự kiện gì xuất hiện xẩy ra đều có tự tánh không. Đó là nội dung câu Vạn pháp giai Không. Hiện tượng do con người cảm nhận được chỉ là giả tướng là cái có không thực, nhân duyên hội lại thì thấy có, nhân duyên tán ra thì thấy không, đó là lý Sắc-Không.

Thái độ của người tỉnh thức đối với lý Vô thường, Vô ngã khi quán thấy Nhân Duyên lúc hội lúc tán, khi sanh khi diệt, Có đấy lại không đấy là diệu ứng lý Tùy duyên: Duyên hội thì kết, duyên tán thì liễu, không bao giờ phan duyên. Câu này diễn nghĩa người thông suốt lý Pháp Vô ngã thấy cơ duyên đến thì suy ngẫm nếu là thiện duyên, hạnh duyên thì giữ lại, ứng dụng sanh lợi cho mình và cho tha nhân, nếu là chướng duyên, nghịch duyên bất lợi cho mình, cho người thì rời bỏ. Trường hợp duyên dã hội kết đến một thời điểm nào đó duyên hết, rã tan thì chấm dứt kết liễu việc ứng dụng để tránh thiệt hại cho mình, không bao giờ níu kéo luyến tiếc một khi cơ duyên đã hết không còn nữa. Đó là thái độ tự tại của người tỉnh thức.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thấu rõ vô ngã sẽ đạt đến an lạc

Ví dụ cụ thể để sáng tỏ lý Pháp Vô ngã: Giọt nước có tự tánh không, danh xưng gọi là Nước chỉ là giả tướng, sự hội lại của hai khí Hydrô và khí Oxy. Khi duyên hội kết lại với nhau thì có nước, khi duyên tách rời nhau thì không có nước. Âm thanh thốt ra ở cửa miệng nước chỉ là giả danh không thực. Ngay cả danh xưng gọi là Nước cũng thay đổi theo lý Vô thường: Nước ở thể lỏng, gặp khí nóng bốc hơi bay lên cao tụ lại thành Mây. Mây trên cao gặp khí lạnh tụ lại thành Giọt mưa trở lại thể lỏng, gặp khí lạnh xuống thấp thì thành Tuyết, thành Băng. Vô thường và Vô ngã là hai lý đương nhiên của Vạn pháp có liên hệ mật thiết với nhau, không có sự vận hành riêng rẽ.

3. Thực chứng và diệu dụng

Vạn pháp Vô thường và Vô ngã, con người phải ứng xử ra sao để sinh tồn và an lạc ? Sau khi thực chứng, con người không phải chỉ dương mắt nhìn khoanh tay chịu trận để mặc cho cảnh ngộ lôi cuốn theo một cách tiêu cực đi về đâu không biết. Con người phải biết hành động tích cực, diệu dụng tùy duyên tùy cảnh ngộ để đạt tới điều sở nguyện. Phật học gọi là lý Tùy Duyên, nói đầy đủ là Tùy duyên diệu ứng hay Tùy duyên diệu dụng. Có như vậy con người mới vượt qua hết được chướng ngại, thăng tiến đạt tới an lạc tự tại.

Vẫn lấy Giọt nước làm trường hợp điển hình dẫn chứng: Con người đã diệu dụng khai thác Giọt nước Vô thường Vô ngã để xây dựng nền văn minh của nhân loại. Động cơ hơi nước là trường hợp diệu dụng chuyển hóa từ thể lỏng sang thể hơi để tạo nên một năng lực bằng cách cho hội duyên nước lỏng với khí nóng. Con người đã khai thác ứng dụng lý Vô thường Vô ngã vận hành ở giọt nước để tạo nên năng lực chạy máy như động cơ hơi nước ở đầu máy xe lửa, ở tàu thủy... Nước gặp khí lạnh đóng thành băng dùng để ướp lạnh thực phẩm...

Đối với hiện cảnh Vô thường Vô ngã khi quán vạn pháp, nếu khoanh tay chịu trận đầu hàng cảnh duyên một cách tiêu cực thụ động là trường hợp Cảnh dẫn Tâm, Cảnh sẽ dẫn đến ưu phiền, khổ não; nếu biết Tùy duyên diệu ứng tích cực ứng phó là trường hợp Tâm dẫn Cảnh, Tâm sẽ dẫn đến Thanh Tịnh, An nhiên Tự tại.

Kết luận: 

Thông thường thực tập pháp quán lý Vô ngã nên khởi đầu từ Nhân Vô ngã sau đến Pháp Vô ngã. Quán hình tướng và sự kiện Giọt nước tan biến vào Đại dương là một trường hợp điển hình vừa sáng tỏ lý Vô thường và lý Vô ngã, vừa nhất quán bao quát cả Nhân Vô ngã khi coi một giọt nước như một cá nhân con người, đại dương là cộng đồng nhân loại và Pháp Vô ngã khi coi một giọt nước như một sự vật, một hiện tượng trong toàn bộ sinh hoạt hàng ngày của mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm