Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/05/2016, 14:47 PM

Vụ phóng viên VTV dàn dựng sai sự thật...nghĩ về "khẩu nghiệp"

Sau khi phóng sự "Cây chổi quét rau" trong chương trình "Cà phê sáng với VTV3" phát sóng ngày 3/5/2016 quay cảnh người dân lấy chổi quét lên lá rau tại xã Vĩnh Thành, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã gây ra nhiều ý kiến không đồng thuận về nội dung bởi có sự dàn dựng của phóng viên và người dân trong cảnh quay phản ánh sai sự thật. 

Chiều ngày 11/05/2016, lãnh đạo Ban Sản xuất các chương trình Giải trí đã có cuộc họp, và quyết định đình chỉ công tác của phóng viên Phạm Thị Phương, người thực hiện phóng sự.

Công văn nêu rõ phóng viên Phạm Thị Phương đã tự tìm hiểu đề tài bằng quan sát cá nhân thiếu sự kiểm chứng, vi phạm quy trình tác nghiệp báo chí, phản ánh không trung thực sự việc và có dàn dựng một số cảnh quay trong phóng sự. Đây là lỗi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo".

Được biết, theo phản ánh của người dân xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày thực hiện cảnh quay, một nữ phóng viên nhờ một người mang chổi ra đồng quét và nói là quét để quay cảnh rau sạch, song sau đó lại đưa tin là người dân dùng chổi quét lên rau cho rách lá đi, rồi đem ra chợ bán giả làm rau sâu.

Sau khi phóng sự được phát, rau của người dân trồng ra không ai mua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà con.

Phóng viên tác nghiệp phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ Luật Báo chí, sự việc trên đã được Ban lãnh đạo VTV có hình thức xử lý, chúng tôi không có lời bình nào thêm, mà ở đây, trên góc nhìn đạo Phật, trong mỗi người đều có tam độc tham, sân, si phát khởi từ thân, khẩu, ý, mà nghiệp khẩu là một trong những nghiệp nặng...
Ảnh chụp màn hình.
Trong Kinh, đức Phật có dạy không được nói sai sự thật. Nói sai sự thật gồm: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

Nói dối hay nói láo, là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen, sau lưng chê bai; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát.

Tóm lại, ý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhất, đều thuộc về nói dối cả.

Nói thêu dệt, là việc ít xít ra cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sinh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả.

Nói lưỡi hai chiều, hay nôm na hơn, là nói “đòn xóc nhọn hai đầu”, nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù nhau.

Nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi.

Vì sao Phật cấm nói sai sự thật? Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây:

Tôn trọng sự thật. Đạo Phật là Ðạo như thật; người tu theo đạo Phật phải tôn trọng sự thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng qủa được. Chúng ta đang sống trong vọng tưởng, công việc chính của người tu hành là cố gắng phá tan vọng tưởng ấy để thấy được bản nguyện; nếu không làm được như thế mà trái lại còn chồng chất thêm cái vọng tưởng ấy với những sự dối trá lừa phỉnh nữa, thì thật là trái đạo.

Nuôi dưỡng lòng từ bi. Động lực chính của sự dối trá là lòng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình. Người bị lừa dối, phỉnh gạc phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc thù vươn oán, có khi phải tan gia bại sản.

Bảo tồn sự trung tín trong xã hội. Trong một gia đình, một đoàn thể, một xã hội mà không ai tin ai, thì mọi công cuộc từ nhỏ đến lớn đều thất bại. Trong đạo Nho, một trong 5 đức tính căn bản là lòng tin. “Nhân vô tín bất lập”, đó là lời dạy của Khổng Tử, Hạnh phúc gia đình và xã hội không thể có được trong sự dối trá. nghi ngờ, đố kĩ.

Tránh nghiệp báo khổ đau. Lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi ngọn, một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào chính người sử dụng nó. Ai ai cũng chắc chưa quên câu chuyện thằng bé chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm, bằng cách la “Lửa! Lửa!”, nhưng nó chỉ phỉnh người được một lần, lần sau nhà nó cháy thật, mặc dù nó kêu la thảm thiết cũng không ai thèm đến cứu chữa nữa.

Ðấy, người dối trá chỉ gây họa cho mình. Do đó, Phật dạy: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác”.

Ðã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình. “Ác lai ác báo” là thế. Ðể tránh sự thù hằn, tránh nghiệp dữ, chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa.

Lợi ích của sự không dối trá đó là được người trọng nể, tin cậy, không ai oán hận thù hiềm; đi đâu cũng được người chung quanh dành cho một địa vị thân tín, niềm nở tiếp đón.

Trong nghề nghiệp làm ăn, người chân thật được nhiều thân chủ, và được giao phó cho nhiều trọng trách quý báu.

Hơn nữa gia đình và xã hội được đoàn kết trong sự tin cậy. Mọi công cuộc chung, được xúc tiến có kết qủa tốt. Ðồng bào thương yêu, thông cảm nhau hơn.

Nói dối là một tai họa lớn lao, cho mình và xã hội. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp nên nói dối. Ðó là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là trong trường hợp do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy.

Khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Người làm truyền thông, và đặc biệt là truyền thông Phật giáo hơn ai hết là người cần nhất tôn trọng sự thật, một bước lỡ lầm thì cái hại cũng không thể nào kể hết. Sai với một người thì một người biết, sai với hai người thì hai người biết, sai với ba người thì ba người biết, nhưng khi đã truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cái sai đó kéo theo hàng nghìn, hàng triệu triệu người tin sai, nghĩ sai, vậy tác nhân bất thiện đó biết sẽ lớn chừng nào?

Anh Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm