Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/06/2019, 10:42 AM

Vui buồn nghề cộng tác viên

Tôi hiện là Cộng Tác Viên (CTV) của một số báo, tạp chí trung ương, các tỉnh, thành phố và cả các quận, huyện có bản tin địa phương, trang TTĐT nội bộ.

Vui lắm khi tin, bài của mình được đăng tải vì công sức của mình đã được đền bù thỏa đáng, được nhận những khoản nhuận bút từ các cơ quan mình gởi bài công tác.

Từ đó, cứ lúc nào rảnh rỗi thì tôi lại truy cập những trang online các các báo, tạp chí để “ theo dõi” tin bài của mình “ đi đâu, về đâu”. Ngay cả khi đi tác nghiệp ở các địa bàn xa xôi, tôi cũng tranh thủ tìm đến các sạp báo để mua những tờ báo mà mình thường xuyên cộng tác.

Thật không nhỉ?

Thật không nhỉ?

Càng vui hơn khi được nghe BBT hỏi thăm sức khỏe, động viên gởi bài hay góp ý rất chân tình về những khiếm khuyết của mình làm cơ sở rút kinh nghiệm rất bổ ích. Vui quá khi nhận được những tờ báo, tạp chí biếu tặng khi có tin bài mình trong đó, có cả những cơ quan báo chí hào phóng tặng báo, tạp chí dù mình không có bài trong số đó.

Xem như là một sự động viên rất nhẹ nhàng, nhân văn, tế nhị. Có những cơ quan báo chí không có kinh phí chi trả cho CTV vì chủ yếu phát không cho cơ sở trực thuộc nhưng tôi vẫn vui vẻ, nhiệt tình tham gia với sự đồng cảm, sẻ chia. Thỉnh thoảng tôi cũng tham gia các cuộc thi báo chí không vì giải thưởng mà vì muốn trải lòng mình với mọi người khi chứng kiến nhiều hoạt động trong cuộc sống hôm nay.

Buồn một điều là những tờ báo, tạp chí không có trang online nên không tài nào mua được báo giấy để tặng bạn bè, người thân.. Đã vậy việc mua báo giấy ở các quận, huyện, thị xã bây giờ vô cùng khó khăn bởi tâm lý bạn đọc thích đọc báo mạng vừa có nhiều thông tin lại vừa không mất nhiều tiền mua báo giấy.

Giấc mơ?

Giấc mơ?

Cái buồn kế tiếp là việc trả nhuận bút quá chậm trễ, kể cả việc không trả ( chuyện nầy là có thật 100% nhưng không tiện nêu ra đây). Đã vậy bộ phận trả nhuận bút ở một số báo, tạp chí thường vặn hỏi ngược lại: Bài viết đó có tựa bài là gì? đăng ngày nào? Bút danh gì?…Trong khi nhiệm vụ thống kê danh sách CTV phải là việc của bộ phận biên tập, kế toán, thủ quỹ.

Từ đó nhiều lần tôi đã “ bỏ qua” tiền nhuận bút vì không tài nào nhớ và cung cấp những thông tin như vừa nêu. Cạnh đó nhiều tờ báo, tạp chí đã đăng bài nhưng không gởi báo biếu nên tôi không thể lưu giữ tên bài, thời gian, bút danh đã đăng tải. Vậy là hòa cả làng.

Đâu đã vậy có lúc nhận nhuận bút với số tiền khá khiêm tốn nhưng lại bị khấu trừ chi phí chuyển khoản hay phí qua đường bưu điện. Biết sao hơn. Đó là chưa kể khi nhận nhuận bút trên 2.000.000 đồng sẽ bị trừ thuế thu nhập cá nhân 10%. Thí dụ nhận 2.000.000 đồng phải bị trừ 200.000 đồng, thực lãnh là 1.800.000 đồng. Buồn. Lao động trí tuệ mà vẫn bị trừ thuế. Lại tự an ủi mình.

Tôi cũng lấy làm lạ là một số địa phương khi tác phẩm báo chí, VHNT tham gia các cuộc thi nếu đạt giải thưởng thì có nơi vẫn trừ thuế GTGT (10%) nhưng cũng có nơi “ hào phóng” không trừ khoản thuế nầy.

Thỉnh thoảng tôi bị đạo bài na ná nhau...

Thỉnh thoảng tôi bị đạo bài na ná nhau...

Thi thoảng tôi lại bắt gặp một số bài viết của phóng viên chuyên trách của các báo, tạp chí đã đăng “na ná” bài viết của mình dù họ đã “tân trang” đôi chút. Sao vậy trong khi bài mình gửi cho tòa soạn từ rất sớm nhưng không được sử dụng thì nay bài viết “na ná” ấy lại được ưu ái đến vậy. Thôi thì con ruột được ưu đãi hơn con nuôi. Tôi thầm nghĩ và tự động viên mình.

Tôi không có ý định phê phán người khác nhưng cũng nói rất thật lòng, bên cạnh những CTV tâm huyết vẫn còn đó một số ít CTV rất hời hợt, cẩu thả, thậm chí có trường hợp không đi đến tận nơi mà vẫn có những tin bài về con người đó, địa phương đó, cách làm đó…. Tôi đã từng đến tận nơi của nhiều địa phương và phát hiện ra rằng: những nhân vật ấy đã “qui tiên” từ nhiều năm trước; những mô hình “tiên tiến” ấy đã giải thể từ lâu vì nhiều nguyên nhân.

Bức xúc nhất là những con số đã được họ “tô hồng” một cách tùy tiện, không thực tế. Họ đã làm gì?

Bức xúc nhất là những con số đã được họ “tô hồng” một cách tùy tiện, không thực tế. Họ đã làm gì?

Bức xúc nhất là những con số đã được họ “tô hồng” một cách tùy tiện, không thực tế. Họ đã làm gì? Tôi tự suy ngẫm chỉ có cách họ tự suy diễn, cóp nhặt trên các báo, các trang mạng xã hội, xin số liệu, bài viết, hình ảnh từ bạn bè, đồng nghiệp…Đó là chưa kể đến xu hướng đánh “hội đồng” của nhiều CTV dù chưa nắm chắc vấn đề, sự việc, sự kiện.

Nhiều và rất nhiều chuyện vui, buồn khi trở thành CTV “không chuyên” như tôi. Nhưng với tôi niềm say mê ấy cứ âm ỉ và luôn nóng trong tôi bởi những bài báo hay, chính xác, trung thực sẽ góp phần để xã hội đẹp hơn, tốt hơn, đáng sống hơn.

TRƯƠNG THANH LIÊM   

Liên hiệp các hội văn học Nghệ thuật Tp Cần Thơ

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Công đức phóng sinh và sám hội giúp thân tâm an lạc

Góc nhìn Phật tử 13:13 29/03/2024

Em bây giờ quyết tâm tu hành tha thiết và hễ có cơ hội thì em đều khuyên người phát tâm trường chay, phóng sinh, niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực lạc.

Ngọn rau quê mẹ

Góc nhìn Phật tử 10:15 29/03/2024

Thị thành rau nhiều vô kể. Từ khắp nơi đổ về những cọng rau xanh um, non mượt, ú nu khoe dáng trong những khu chợ đông người. Loại nào cũng làm người ta mê mắt, nhìn là muốn mua về trổ tài nấu nướng cho cả nhà dùng.

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Xem thêm