Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/03/2017, 17:55 PM

“Xác lập nhận thức” trước khi “lấy lại vỉa hè”

Các cải cách bên ngoài do áp đặt thì chỉ có hiệu quả ngắn hạn, vì nó không có cội rễ. Chỉ có dựa trên căn bản cải thiện tâm thức thì nó mới có cội rễ vững chắc. Có cội rễ vững chắc thì các cành nhánh của cải cách xã hội mới được phát triển tươi tốt, vì chúng được nuôi dưỡng bởi nguồn sinh lực liên tục, đó là nguồn tâm lực của dòng sinh hóa trong cuộc đời. 

Hơn hai tuần nay, dư luận xã hội và báo chí truyền thông đặc biệt quan tâm đến vấn đề thời sự nóng bỏng: “Chiến dịch lấy lại vỉa hè”, lập lại trật tự đô thị, cụ thể là giải tỏa tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Chiến dịch bắt đầu từ Q.1 (Tp.HCM), sau đó lan sang các quận khác và đang dần trở thành phong trào tại đô thị trên khắp cả nước. Cũng giống như mọi vấn đề trong cuộc sống, hành động đòi lại vỉa hè đã nhận được những phản ứng đồng thuận và trái chiều từ đông đảo người dân. Ủng hộ có, phản đối có, thậm chí có cả chửi bới nạt nộ. 
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Nhưng nếu nhìn nhận kỹ, chúng ta tự hỏi liệu việc chấn chỉnh lại trật tự vỉa hè hay quản lý việc kinh doanh của các hộ gia đình tại nơi đây có thể giải quyết bằng những hành động mang tính chiến dịch hay không? 

Các cải cách bên ngoài do áp đặt thì chỉ có hiệu quả ngắn hạn, vì nó không có cội rễ. Chỉ có căn bản cải thiện tâm thức thì nó mới có cội rễ vững chắc. Có cội rễ vững chắc thì các cành nhánh của cải cách xã hội mới được phát triển tươi tốt, vì chúng được nuôi dưỡng bởi nguồn sinh lực liên tục, đó là nguồn tâm lực của dòng sinh hóa trong cuộc đời. Như thế, các cải cách xã hội chỉ có thể khả thi khi mà tâm ý của con người đã được sửa soạn sẵn sàng cho các việc đó. Các cải cách đó sẽ tiếp tục sống mạnh khi con người sẵn sàng nuôi dưỡng chúng qua sự chuyên cần, tôn trọng sự thật và công lý, tôn trọng đời sống của cộng đồng xung quanh họ.

Trên cơ bản, Phật giáo tìm cách giải quyết các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo hóa mỗi cá nhân, vốn là thành viên của xã hội và bằng cách đưa ra các nguyên tắc tổng quát để điều hướng xã hội tiến đến một phong thái nhân bản, cải thiện đời sống của mọi thành viên ngày một tốt đẹp hơn.

Trong kinh Bổn Sanh (Jakata), đức Phật có đưa ra 10 nguyên tắc của một chính quyền tốt, gọi là "Thập Vương Pháp" (Dasa Raja Dhamma). Mười nguyên tắc này vẫn có thể áp dụng trong thời đại ngày nay cho bất cứ một chính quyền nào, để quản trị quốc gia một cách hài hòa. Đó là:

1. Phải cởi mở và không ích kỷ.

2. Duy trì đạo đức cao.

3. Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để phục vụ cho an sinh của dân chúng. 

4. Phải thành thật và ngay thẳng. 

5. Phải dịu dàng và giàu lòng nhân ái. 

6. Phải sống giản dị để làm gương cho dân chúng. 

7. Phải vượt lên trên mọi hận thù. 

8. Biết áp dụng tinh thần bất bạo động.
 
9. Biết nhẫn nại. 

10. Tôn trọng ý kiến dân chúng và biết phát triển sự hòa bình và hòa hợp.

Về cách hành xử của người lãnh đạo, đức Phật có giảng (Kinh Cakkavatti Sihananda):

- Người lãnh đạo tốt phải biết cư xử công bằng, không thiên vị bất cứ nhóm nào.

- Người lãnh đạo tốt không bao giờ gieo lòng thù hận trong dân chúng.

- Người lãnh đạo tốt không bao giờ ngần ngại áp dụng luật pháp khi cần thiết.

- Người lãnh đạo tốt phải thông hiểu luật pháp rõ ràng mỗi khi áp dụng. Luật pháp không phải áp dụng chỉ vì người ấy có uy quyền, mà phải được áp dụng hợp tình và hợp lý.

Vì vậy, dưới góc nhìn của Phật giáo, chúng ta có thể thấy “chiến dịch lấy lại vỉa hè” nói riêng và mọi thay đổi trong xã hội nói chung muốn đạt được sự đồng thuận của đông đảo quần chúng nhân dân thì cần có sự “tự nguyện” trong nhận thức. Điều này không thể nhanh chóng thay đổi mà cần có sự phối hợp góp sức của các cơ sở, ban ngành có trách nhiệm.

Song song đó, chính quyền địa phương, thành phố cũng cần ban hành những chính sách quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản, vừa thắt chặt, gìn giữ trật tự đô thị, cảnh quan, vừa giúp người kinh doanh có điều kiện thuận lợi để đảm bảo được kế sinh nhai của mình.

Kim Tâm 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm