Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/03/2018, 12:52 PM

Xin đừng có lỗi với tiền nhân

Những năm gần đây, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cả nước rất phấn khởi trước chủ trương sắp xếp làm bù, hoán đổi ngày làm việc để được nghỉ lễ, tết dài nhiều ngày thuận tiện cho việc bố trí đi tham quan, du lịch, thăm gia đình, người thân và nhiều công việc cá nhân khác. Tuy nhiên có nhiều việc đáng buồn là một số người rất thờ ơ, thiếu quan tâm đến ý nghĩa của các ngày lễ, không biết đến cội nguồn dân tộc, thiếu trách nhiệm bản thân đối với người đi trước.

Anh bạn tôi vốn là viên chức một cơ quan kể lại: Có lần được nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, về nhà chợt giật mình trước câu hỏi của mấy đứa con: Vua Hùng có tự hồi nào, bao nhiêu đời, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Sự tích trăm trứng trăm con ra làm sao? Bạn tôi ậm ờ trả lời qua loa tránh né trước những đôi mắt ngạc nhiên của lũ trẻ. 

Đâu đã vậy lũ trẻ còn hỏi dồn dập ai là người chỉ huy chiến thắng mùa xuân 1975, ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 có tự hồi nào mà có để làm chi. Bạn tôi im re như thóc vì không thể trả lời. Sự vô tâm 40 năm qua do cứ chạy theo công việc hàng ngày, chạy theo cơm, áo, gạo, tiền đã “vô tư hóa” suy nghĩ và trí nhớ của anh.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Gần đây, nhiều người xem truyền hình, đọc báo thấy xót trước cảnh tượng xô đẩy chen lấn để dự giỗ Tổ vua Hùng, nhiều người mang tiếng đi lễ nhưng thực chất là đi khoe của, cầu tài lộc cho bản thân. Nhiều người khác ăn nói thô tục, phát ngôn bừa bãi thiếu văn hóa, ăn mặc phản cảm nơi chốn tôn nghiêm. 

Đã vậy một số địa phương còn duy trì hình ảnh chém lợn rất phản cảm và gây “sốc” cho nhiều người do không không hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, tạo ấn tượng xấu trong suy nghĩ của lớp trẻ đáng lo ngại. 

Người ta giẫm đạp lên nhau để cướp ấn, hái lộc, thậm chí hành hung, đâm chém nhau để giành lấy sự “may mắn” mà tổ tiên ban phát một cách vô ý thức, vô văn hóa. Dù các ngành chức năng đã dùng mọi biện pháp để ngăn chặn nhưng xem ra kết quả không mấy khả quan nếu không muốn nói là có chiều hướng gia tăng rất đáng lo ngại. 

Đã vậy các dịch vụ xung quanh điểm lễ, điểm tham quan du lịch tha hồ chặt chém. Giá thuê xe, giữ xe, ăn uống tăng vùn vụt… Nạn móc túi, lừa đảo, mê tín dị đoan hoành hành trắng trợn, công khai. Nhiều địa phương tổ chức lễ hội rầm rộ, lãng phí nhưng chỉ tập trung vào hình thức nhưng quên đi việc giáo dục lịch sử giống nòi.  

Con số hơn 8.000 lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước – một nước nghèo đang trên đường phát triển - đi kèm với những số tiền khổng lồ quả đáng lo. Tiêu tốn để được gì nếu không có sự quản lý chặt chẽ, tổ chức đúng ý nghĩa vừa mang tính tiết kiệm nhưng vẫn giữ được cốt cách, nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Xin mọi người đừng có lỗi với tiền nhân!

Phan Thị Anh Thư    
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm