Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Y học và phật học

Tôi từng suy tư nhiều về quan hệ hữu cơ giữa ánh sáng nhà Phật và y khoa, trong điều trị cứu chữa bệnh thân và tâm con người. Tôi từng bệnh, chuyện bình thường với mọi con người, có thân có nghiệp, có bệnh. Nhưng bệnh tôi phức tạp, tâm bệnh, ẩn ức, thăm khám mâu thuẫn và điều trị khó khăn vì mọi thứ không rõ ràng.

Trong bối cảnh ấy tôi trải nghiệm quan điểm Phật giáo về vạn vật, vũ trụ và con người, nhân sinh và thế giới quan. Từng bước, tôi tiếp nhận những khái niệm mới mẻ và thấy tác động tích cực của ánh sáng mới trong cải thiện sức khỏe tinh thần.

Trong một lần giao tiếp qua bưu chính với một bác sĩ thân, người từng nghiên cứu hồ sơ điều trị của tôi, quà gửi tặng là quyển sách bàn về quan hệ Phật học & y học. Tín hiệu hồi đáp từ vị bác sĩ khả kính. Sách hay.

Tôi không có ý cường điệu hay khập khiễng xem tri thức Phật giáo tác động đến con người như điều trị của y khoa, ý tứ chỉ muốn nhấn mạnh tác dụng làm sạch thanh tẩy thân tâm, tháo gỡ vướng mắc đè nặng tâm trí người có tâm trạng u uẩn hay thành tâm bệnh do sang chấn hay hoàn cảnh.

Sự tác động của giáo lý nhà Phật không hoàn toàn như trị liệu tâm lý, ánh sáng Phật pháp đưa người có vấn đề phương pháp mới để giải quyết các bài toán cá nhân, nắn chỉnh thái độ để vượt qua khúc quanh, vượt thoát bế tắc tâm lý.
 
Hệ thống giáo lý Phật giáo thông thoáng, nhân văn, từ ái và cởi mở, không thái quá cực đoan. Những nan đề cuộc sống, bi kịch cá nhân dưới góc độ đời sống phàm tục, nếu giải quyết hay nhìn nhận qua lăng kính nhà Phật sẽ tháo gỡ được. Tỉ như khi biết sức mạnh của nghiệp, nghiệp lực chi phối, ta cảm thông hơn với người với mình và biết chấp nhận sự thực. 

Ngộ chữ duyên, tùy duyên, duyên hợp duyên tan… ta nhẹ nhàng hơn trong nhìn nhận vận động của cuộc đời mình và đời sống chung. Ngộ được vô thường, ta khiêm cung hơn nhiều... Đấy chỉ là những chấm phá nhỏ, phật pháp mầu nhiệm sâu sắc và rộng lớn.

Buông xả, từ bi, nhẫn nhục... Thương người thương vật, giữ gìn từng câu chữ, nhẹ nhàng với cả cỏ cây, côn trùng, thận trọng không tạo nhân... Gánh nặng nhân gian giảm nhiều, thân tâm thong dong hơn, tâm bệnh thuyên giảm không bởi thuốc, mà bởi pháp - và điều này cụ thể sống động, ít ra là với bản thân tôi.

Chút tản mạn về phật học & y học, từ góc nhìn cá nhân.

Nguyễn Thành Công 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm