Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/05/2016, 16:05 PM

Ý nghĩa lễ tắm Phật (*)

Tắm Phật là gột rửa đi những phiền não sân hận ở trong lòng, để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc.

Hàng năm, vào ngày lễ Phật đản cùng với các nghi lễ của Phật giáo để tưởng nhớ đến ngày Phật đản sinh, các nhà chùa, tự viện và phật tử nhân dân tổ chức nghi lễ tắm Phật.

Theo Phật sử, khi Phật đản sinh trên trời có chín vị rồng tới phun hai dòng nước nóng lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trỗi nhạc trời chúc mừng Thái tử. Về sau, lễ tắm Phật là một trong những nghi thức long trọng trong lễ hội kỷ niệm Phật đản.
Lễ tắm tượng Phật gắn liền với Đại lễ Phật đản sinh. Ảnh: Đ.Tuỳ

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, Sư thầy Thích Đàm Cúc (trụ trì chùa Khánh Ly, thôn Vỹ Khách, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) cho biết: "Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau. Tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc".
Nghi thức tắm tượng Phật có nhiều ý nghĩa khác nhau trong đời sống văn hoá con người. Ảnh: Đ.Tuỳ

Ni sư Thích Diệu Mơ – Trưởng Ban trị sự GHPG huyện Kinh Môn (Hải Dương), trụ trì chùa Nhẫm Dương cho rằng: "Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người".

Trước đây, lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15/ 4 âm lịch. Do vậy, lễ tắm Phật cũng được thay đổi, tùy theo hoàn cảnh có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến 15 tháng Tư âm lịch hàng năm.
Vì sự tôn kính Đức Phật nên khi tắm Phật không dội từ đỉnh đầu, mà chỉ dội từ vai. Ảnh: Đ.Tuỳ

Nói về nghi thức tắm Phật, Sư thầy Đàm Cúc chia sẻ, hiện nay trong Hiến chương GHPG VN và trong kinh sách chưa có quy định về cách tắm Phật thế nào mới là đúng. Nhưng khi nói về Phật đản là hướng cho mọi người tu tập thực hành theo giáo lý của đức Phật, để hướng tới đời sống " Chân - Thiện - Mỹ".

Ni sư Diệu Mơ cho rằng: "Cách tắm Phật thì tuỳ theo quan niệm của từng nơi, có nơi dội từ đỉnh đầu xuống, có nơi dội từ vai. Điều này không quy định, nhưng thông thường thì dội từ vai vì sự tôn kính Đức Phật nên không dám dội từ đỉnh đầu".
Tắm Phật mang lại cho tâm hồn được thanh thản. Ảnh: Đ.Tuỳ 
Quan trọng nhất trong lúc thực hiện nghi lễ tắm Phật đó là, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh tưởng nhớ dòng nước cam lộ tinh khiết gội sạch tâm tư, tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân. Từ đây, những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan, thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Đối với những ngôi chùa chưa có Thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ tắm Phật trong mùa Phật đản. Tuy nhiên, các phật tử và mọi người phải thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh thì lễ tắm Phật sẽ đem đến vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể chúng sinh.

Đức Tùy
Nguồn: http://giadinh.net.vn/o/tai-sao-phai-tam-phat-trong-ngay-phat-dan-sinh-20160513183921021.htm
Chú thích: (*) Tiêu đề do BBT phatgiao.org.vn đặt
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm