Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

3 ngôi chùa nên ghé thăm khi đến Ubon Ratchathani

Ubon Ratchathani là tỉnh thuộc vùng Isan của Thái Lan, được mệnh danh là “Tam giác ngọc lục bảo” có cảnh quan xanh tuyệt đẹp. Thêm vào sức hấp dẫn tự nhiên của Ubon Ratchathani, bạn không thể bỏ qua 3 ngôi chùa vô cùng nổi tiếng khi đến nơi đây. 

Wat Phrathat Nong Bua

Wat Phrathat Nong Bua là một ngôi chùa quan trọng ở Ubon Ratchathani. Điểm nổi bật của nơi này là bảo tháp Sri Maha Pho Chedi được xây dựng vào năm 1956 để tôn vinh 2500 năm Phật giáo.

Một trong bốn cổng vào Wat Phrathat Nong Bua.

Một trong bốn cổng vào Wat Phrathat Nong Bua.

Bảo tháp lớn màu vàng và trắng đẹp lộng lẫy, hoành tráng, tọa giữa một tấm đá cẩm thạch hình vuông, với bốn tháp nhỏ hơn cân xứng ở bốn góc vuông. Đặc biệt bên trong bảo tháp còn là nơi lưu giữ xá lợi Phật, vì vậy rất nhiều du khách đến đây để tỏ lòng tôn kính và trải nghiệm môi trường yên bình để thiền định. Người ta cũng thường để chân trần đi bộ vòng quanh bảo tháp như một hình thức thực hành nghi lễ hành hương thiêng liêng.

Góc nhìn từ một trong 4 tháp nhỏ quanh bảo tháp.

Góc nhìn từ một trong 4 tháp nhỏ quanh bảo tháp.

Bên trong bảo tháp.

Bên trong bảo tháp.

Chùa Phrathat Nong Bua cũng là nơi diễn ra cuộc thi điêu khắc nến sáp lớn nhất Thái Lan và là địa điểm trưng bày nhiều tác phẩm nến sáp khổng lồ và cầu kỳ. Lễ nến sáp Ubon diễn diễn ra hàng năm vào tháng 7 âm lịch, là hoạt động văn hóa và tâm linh đặc sắc được tổ chức chủ yếu tại tỉnh Ubon Ratchathani, nhưng một số hoạt động của lễ hội cũng diễn ra tại các tỉnh lân cận như Amnat Charoen và Yasothon.

Các con phố được trang trí lộng lẫy bằng nến sáp và đèn lồng, tạo nên bầu không khí lung linh huyền ảo đón những xe nến sáp khổng lồ được chạm khắc công phu diễu hành qua. Tác phẩm đạt giải nhất của Lễ hội hàng năm sẽ được lưu giữ và trưng bày tại Wat Phrathat Nong Bua để du khách thưởng lãm cho đến mùa lễ hội năm sau.

Wat Thung Si Mueang

Nếu bạn chỉ có thể ghé thăm một ngôi chùa ở Ubon và không muốn đi quá xa thì đây có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Kết hợp giữa phong cách nghệ thuật của Lào, Miến Điện và Thái Lan, Wat Thung Si Mueang được xây dựng dưới thời vua Rama III (1824-1851) để lưu giữ bản sao dấu chân của Đức Phật - một biểu tượng cổ xưa của Phật giáo.

Ho Trai ở Wat Thung Si Mueang được dựng lên giữa một hồ nước nhỏ.

Ho Trai ở Wat Thung Si Mueang được dựng lên giữa một hồ nước nhỏ.

Ngoài ra, công trình kiến trúc đẹp nhất cũng là đặc điểm nổi tiếng nhất của Wat Thung Si Muang là Ho Trai, một căn phòng nhỏ dùng để lưu giữ kinh điển Phật giáo. Ho Trai được dựng hoàn toàn bằng gỗ với thiết kế đặt trên những cây cột giữa hồ để ngăn vật liệu khỏi các loại mối mọt và côn trùng.

Mặt trước là một hành lang và các bậc thang dẫn vào Ho Trai.

Mặt trước là một hành lang và các bậc thang dẫn vào Ho Trai.

Ho Trai mới được sơn sửa lại bên ngoài, còn bên trong vẫn giữ nguyên bản sự cổ kính, xưa cũ. Trong căn phòng giống như một thư viện nhỏ có rất nhiều kinh sách Tam tạng thánh điển Phật giáo được chép tay trên lá thốt nốt.

Những chiếc lá thốt nốt chép kinh đã khô ron qua hàng trăm năm.

Những chiếc lá thốt nốt chép kinh đã khô ron qua hàng trăm năm.

Những chiếc lá khô ron qua hàng tram năm, xưa kia được đục lỗ để xâu chỉ ghép lại với nhau, được lưu giữ khá lộn xộn. Một số quyển còn nguyên vẹn thì được bọc vải trắng, xếp ngay ngắn trên giá. Nơi đây luôn có rất đông du khách đến chiêm bái kinh sách và thực hành các nghi lễ tôn giáo.

Wat Sirindhorn Wararam Phu Prao

Wat Sirindhorn Wararam hay Wat Phu Prao (chùa trên núi Prao) là một ngôi chùa có kiến trúc rất xinh đẹp, mô phỏng theo kiến trúc của ngôi chùa cổ Wat Xieng Thong ở Luang Prabang được xây dựng từ thế kỷ 16.

Một trong bốn cổng vào Wat Phu Prao trong ánh hoàng hôn.

Một trong bốn cổng vào Wat Phu Prao trong ánh hoàng hôn.

Tuy nhiên chùa trên núi nên có kiến trúc không gian mở như hòa vào thiên nhiên giữa đất trời và núi rừng, chùa chỉ có duy nhất một bức tường là phía lưng chánh điện. Mặt ngoài bức tường đó có vẽ một cây Kalapapruek (còn gọi là cây nhân sinh).

Chùa rất đẹp trong nắng hoàng hôn, và càng đẹp hơn về đêm khi các hoa văn sơn dạ quang ở sân chùa sáng lên. Đặc biệt, bức tranh cây Kalapapruek phía sau chánh điện và là điểm nhấn của ngôi chùa cũng phát sáng màu xanh huyền ảo tuyệt đẹp.

Đây là lý do du khách thường đến thăm chùa sau 6h chiều, để chiêm ngưỡng những cảnh sắc nổi bật của ngôi chùa khi trời tối.

Mặt trước của Wat Phu Prao.

Mặt trước của Wat Phu Prao.

Hoa văn trên sân chùa và hình ảnh cây nhân sinh phát sáng.

Hoa văn trên sân chùa và hình ảnh cây nhân sinh phát sáng.

An Lê
(tcdulichtphcm.vn)

Tin Khác

Ấn Độ: Du lịch ‘chữa lành’ thu hút du khách quốc tế

Xóa bỏ mệt mỏi, gạt hết lo âu với chuyến bay chỉ hơn 4 tiếng để tìm đến tại Ấn Độ là lựa chọn cho những ai muốn “lạc chân” vào không gian đủ yên tĩnh để cân bằng cảm xúc, tìm lại chính mình, hơn hết đó còn là hành trình “chữa lành” cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Ngày 13/09/2024

Chùa cổ miền Tây 300 tuổi có hàng vạn chim trời về làm tổ

Tại khuôn viên chùa Hang có cả chục nghìn con chim trời trú ngụ, tạo nên khuôn cảnh vô cùng sinh động.

Ngày 08/09/2024

Lời kêu cứu của tu viện Phật giáo Sansa - di sản UNESCO

Nước biển dâng, hạn hán, sạt lở đất và các cơn bão lớn là những yếu tố hàng đầu đang đe dọa sự tồn tại của các di sản được UNESCO bảo tồn.

Ngày 04/09/2024

Một số điểm du lịch tâm linh đông khách nhờ một trò chơi trực tuyến

Tựa game Black Myth: Wukong đẩy lượt tìm kiếm các địa điểm du lịch Sơn Tây (Trung Quốc) tăng gần 160%. Trước đây, tỉnh này chưa bao giờ là điểm nóng du lịch.

Ngày 02/09/2024

Rộ trào lưu khách nam mặc trang phục truyền thống đi chùa Thái Lan

Theo Bangkokpost, những năm gần đây, nhiều du khách đến thăm các ngôi đền, chùa và cung điện ở Bangkok, nhất là du khách châu Á thường lựa chọn mặc trang truyền thống của Thái Lan.

Ngày 01/09/2024

Đặc sắc lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn

Lễ hội Vu lan báo hiếu - Ngũ Hành Sơn năm 2024 đã được khai mạc hôm 13/8, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng).

Ngày 18/08/2024

Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua cho du khách thích khám phá Sóc Trăng

Sóc Trăng là một vùng đất có sự giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng phong phú, độc đáo. Chính vì lẽ đó nơi đây được xem là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh và yên bình thông qua hành trình du lịch tâm linh.

Ngày 10/08/2024

Chùa Dơi và câu chuyện về loài lợn 5 móng

Chùa Dơi, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở tỉnh Sóc Trăng, ngôi chùa đặc biệt không chỉ bởi kiến trúc tôn giáo Khmer đặc sắc mà còn vì những câu chuyện huyền bí.

Ngày 04/08/2024